3. Phương pháp dạy học tích cực
3.3. Đánh giá chất lượng phân tích nội dung, xây dựng tư liệu
bài giảng
1. Phương pháp tiến hành
Sau khi phân tích nội dung, xây dựng tư liệu nhận xét, đánh giá của GV ở một số trường THPT với mục đích thăm dò hiệu quả, khả năng ứng dụng và tính khả thi của đề tài. Phương pháp tiến hành chủ yếu bằng phương pháp trao đổi trực tiếp và phiếu nhận xét đánh giá.
2. Thời gian và địa điểm
Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010.
Trong quá trình làm đề tài tôi đã tiến hành triển khai thực hiện thí điểm đề tài tại trường THPT, đồng thời xin ý kiến nhận xét của các GV tại các trường THPT.
3. Nhận xét, đánh giá của GV THPT
Thông qua trao đổi và các bản nhận xét đánh giá tôi nhận thấy đa số các GV đều cho rằng:
Việc xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, thành phần logic kiến thức, là rất quan trọng đặc biệt là đối với GV mới ra trường khi thực hiện chương trình SGK nâng cao.
Việc xây dựng tư liệu để bổ sung kiến thức là rất cần thiết đối với SGK sinh học lớp 12 nâng cao, đòi hỏi phải có nhiều tư liệu bổ sung thêm.
Thiết kế bài giảng theo PPTC là yêu cầu của thực tiễn phổ thông hiện nay.
* ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định rất chính xác về nội dung, logic kiến thức, đặc biệt là kiến thức bổ sung đã được xây dựng và sắp xếp một cách có hệ thống nên rất tiện cho người sử dụng.
Các thiết kế bài học đã được xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, logic kiến thức cho từng bài. Những kiến thức bổ sung có tính hệ thống, cập nhật với trình độ khoa học kĩ thuật. Do đó có thể giúp cho giáo viên ở vùng sâu vùng xa và sinh viên mới ra trường sử dụng làm tư liệu tham khảo.
Các thiết kế bài học thể hiện được vai trò tổ chức của giáo viên, phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh. Đặc biệt là hoạt động học tập độc lập của học sinh chiếm phần lớn thời gian tiết học.
các thiết kế bài học có tính khả thi cao đáp ứng được yêu cầu thực hiện SGK nâng cao, đây là tài liệu có giá trị đối với giáo viên phổ thông đặc biệt là sinh viên sư phạm trong quá trình học tập lý luận dạy học va thực hành rèn luyện kỹ năng dạy học.
Phần III. kết luận và đề nghị 1. Kết luận
Với điều kiện thời gian và khả năng có hạn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
1.1. Thông qua tìm hiểu trao đổi, đa số giáo viên đều thống nhất nhận định: SGK sinh học 12 nâng cao có nhiều nội dung kiến thức khó và các bài đều quá dài so với thời gian một tiết học.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học, cách thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực, đặc biệt là giáo viên mới ra trường, giáo viên ở những vùng khó khăn.
1.2. Chúng tôi đã phân tích nội dung và xây dựng tư liệu cho 3 bài từ bài 43 – 45 phần Tiến hóa - SGK sinh học 12 nâng cao.
Trong từng bài đã xác định rõ kiến thức trọng tâm, logic kiến thức tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, dự kiến trật tự, logic của các hoạt động dạy học. Việc làm này được nhiều giáo viên đánh giá là có ý nghĩa thực tiễn và đạt hiệu quả sư phạm cao.
Phần kiến thức bổ sung được mở rộng và đi sâu bằng những quan điểm, những kiến thức hiện đại, hệ thống tư liệu, hình ảnh giúp cho giáo viên dễ dàng tham khảo, sử dụng, được các chuyên gia và các đồng nghiệp khẳng đinh có giá trị, có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và giáo viên.
1.3. Với 3 thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh chúng tôi đã xác định sự cần thiết của các bước thiết kế bài giảng, các thiết kế bài giảng thể hiện được nét nổi bật của dạy học tích cực là hoạt động độc lập của HS chiếm tỉ lệ cao trong giờ học, được GV THPT đánh giá đảm bảo chất lượng có tính khả thi cao, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa phải thực hiện chương trình SGK nâng cao phải đổi mới các phương pháp
2. Đề nghị
Cần phải có sự tổng kết đánh giá việc thực hiện SGK nâng cao và tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng GV một cách rộng rãi hơn.
Nên có nhiều hình thức động viên khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học chú ý chăm lo đời sống của GV và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng sâu xa.
Cố gắng, cung cấp trang bị kịp thời, đồng bộ các phương tiện dạy học, thiết bị thí nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho GV đổi mới phương pháp dạy học. Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu đề tài mới chỉ dừng lại ở bước đầu, tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện ở phạm vi rộng hơn để nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn của đề tài.
Tài liệu tham khảo
1. Đinh Quang Báo – Lí luận dạy học sinh học – NXB Giáo dục 2. Nguyễn Thành Đạt – SGK Sinh học 12 nâng cao – NXB Giáo dục 3. Nguyễn Thành Đạt - Sách giáo viên sinh học 12 nâng cao – NXB
Giáo dục
4. Trần Bá Hoành - Đổi mới phơng pháp dạy học chơng trình và SGK – NXB Đại học s phạm Hà Nội
5. Trần Bá Hoành – Học thuyết tiến hoá - NXB Giáo dục 1988
6. Nguyễn Kì - PPDH tích cực lấy ngời học làm trung tâm – NXB Giáo dục
7. G.N.Machusin – Nguồn gốc loài ngời – NXBKH&KT Hà Nội 1986 8. Nguyễn Đức Thành – Dạy học sinh học ở trờng phổ thông - NXB
Giáo dục
9. Hồ Bá Thâm – Phơng pháp luận của duy vật nhân văn 2005 10. Vũ Văn Vụ – SGK Sinh học 12 nâng cao – NXB Giáo dục