Thiết kế bài học

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương 3 phần VI sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất SGK sinh học 12 nâng cao (Trang 53)

3. Phương pháp dạy học tích cực

3.2. Thiết kế bài học

bài 43: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất 1. mục đích yêu cầu

1.1 kiến thức

Liệt kê được các giai đoạn phát sinh sự sống trên Trái Đất.

Nêu được các quá trình diễn ra trong các giai đoạn tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

1.2 Phát triển tư duy

Rèn các kỹ năng: Phân tích hình vẽ, hoạt động độc lập của học sinh. Rèn các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp.

1.3 Giáo dục:

Nâng cao quan điểm duy vật biện chứng về bản chất và nguồn gốc sự sống.

2. Phương pháp, phương tiện 2.1 Phương pháp

Vấn đáp phát hiện và trực quan minh hoạ 2.2 Phương tiện

Tranh phóng to hình 43 SGK trang 178

Các tấm bìa ghi tên các giai đoạn tiến hoá hoá học, chất vô cơ → chất hữu cơ đơn giản, các đại phân tử, các đại phân tử tự nhân đôi.

3. tiến trình bài giảng 3.1 ổn định lớp

3.2 Kiểm tra bài cũ:

Những nghiên cứu về tiến hoá lớn cho biết chiều hướng tiến hoá nào? 3.3 Giảng bài mới:

cơ sở nào quan điểm duy vật biện chứng về sự phát sinh sự sống đã chiến thắng và khẳng định sự sống phát sinh phát triển, tiến hoá qua hai giai đoạn: tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:

Tìm hiểu giai đoạn tiến hoá hoá học GV: Yều cầu HS nghiên cứu SGK và hướng dẫn HS thảo luận :

- Em có nhận xét gì về thành phần khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?

- Hãy nêu giả thuyết về sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản? - Giả thuyết trên là đúng hay sai? HS: Nghiên cứu, trả lời.

GV: Kết luận, bổ sung và khẳng định giả thuyết trên là đúng vì đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

GV: Mô tả thí nghiệm của Smilơ chứng minh các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.

GV bổ sung: Trong điều kiện hiện nay các chất hữu cơ được hình thành bằng con đường sinh học trong các cơ thể sống (do sinh vật tổng hợp nên) vì không có những điều kiện cần thiết như trái đất thời nguyên thuỷ.

- Hãy nêu những bằng chứng thực nghiệm chứng minh sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản?

- ARN được hình thành như thế nào?

- Dựa trên cơ sở nào để khẳng định

I. tiến hoá hoá học: Gồm 3 bước: 1. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản.

- Trong khí quyển nguyên thuỷ chứa: CO, NH3, hơi nước, ít N2, không có O2.

- Nguồn năng lượng tự nhiên tác động các khí vô cơ → hợp chất hữu cơ đơn giản (C, H) → C, H, O (lipit, sacarit,..).

2. Sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản - Hợp chất hữu cơ đơn giản hoà tan trong các đại dương → cô đọng trên nền đáy sét → protein, nucleic. 3. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi

ARN tự tái bản không cần enzim? Hoạt động 2: Tìm hiểu về giai đoạn tiến hoá tiền sinh học

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời

- Nhắc lại đặc trưng cơ bản của sư sống?

CLTN tác động các phân tử tự nhân đôi trong một tổ chức → tiến hoá dần →tế bào sơ khai.

HS: Nghiên cứu, trả lời. GV: Kết luận, bổ sung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu giai đoạn tiến hoá sinh học

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời:

- Hiện nay có bao nhiêu loài trong sinh giới?

- Đa số các loài có cấu tạo cơ thể tuộc nhóm tế bào nào?

- Từ tế bào nguyên thuỷ dưới tác dụng của CLTN → Toàn bộ sinh giới ngày nay được diễn ra như thế nào?

- Hãy giải thích vì sao hiện nay các cơ thể sống không có khả năng hình thành bằng con đường vô cơ?

HS: Nghiên cứu, trả lời. GV: Kết luận, bổ sung.

nucleotit,… trùng hợp → ARN, ARN có khả năng tự nhân đôi. II. Tiến hoá tiền sinh học

- Xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên từ sự tập hợp các đại phân tưtrong một hệ thống mở có màng lipoprotein bao bọc ngăn cách với môi trường ngoài nhưng có sư tương tác với môi trường → tế bào nguyên thuỷ.

III. Tiến hoá sinh học

Từ tế bào nguyên thuỷ dưới tác dụng của CLTN → tế bào nhân sơ

→ cơ thể đơn bào nhân thực → sinh giới đa dạng hiện nay.

3.4 Củng cố

Hoàn thành các câu trắc nghiệm sau:

1. Trong khí quyển nguyên thuỷ trái đất chưa có: A. CH4, NH4 B. O2 C. Hơi H2O D. C2H2

2. Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hoá hoá học nhờ: A. Tác dụng của hơi nước B. Tác dụng của các yếu tố sinh học C. Do mưa kéo dài hàng ngàn năm

3. Mầm mống sống đầu tiên được hình thành ở: A. Trên mặt đất B. Trong không khí C. Trong đại dương D. Trong lòng đất

4. Mầm mống sống đầu tiên được hình thành trong giai đoạn tiến hoá: A. Hoá học B. Tiền sinh học C. Sinh học D. Cơ học

5. Giai đoạn tiến hoá sinh học được tính từ khi:

A. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp B. Hình thành tế bào nguyên thuỷ đến sinh vật đầu tiên C. Sinh vật đầu tiên đến toàn bộ sinh giới ngày nay D. Sinh vật đa bào đến toàn bộ sinh giới ngày nay 3.5 Hướng dẫn về nhà

Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài tiếp theo.

Bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1. Mục đích yêu cầu

1.1 Kiến thức

Nêu được khái niệm hoá thạch, vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu sinh học địa chất học.

Nêu được cách xác định tuổi của hoá thạch.

Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường địa chất và khí hậu qua các thời kỳ.

1.2 Phát triển tư duy

Rèn luyện tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, khái quát hoá. 1.3 Giáo dục

Hình thành quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển về sinh giới. 2 Phương pháp, phương tiện

2.1 Phương pháp

2.2 Phương tiện

Bảng 44 SGK phóng to

Tranh ảnh về các sinh vật hoá thạch 3. Tiến trình giảng dạy

3.1 ổn định lớp 3.2 Kiểm tra bài cũ

Các giai đoạn của sự phát sinh sự sống? 3.3 Giảng bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá thạch và

ý nghĩa của hoá thạch?

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Hoá thạch là gì?

- Hoá thạch có ý nghĩa thực tiễn như thế nào trong nghiên cứu khảo cổ và thực tiễn?

- Để xác định tuổi của các lớp đất đá và hoá thạch người ta dựa vào tiêu chuẩn nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu những căn cứ và cách xác định thời gian địa chất - căn cứ vào đâu để phân định các mốc thời gian địa chất?

HS: Nghiên cứu, trả lời. GV: Kết luận bổ sung.

GV thông báo: Những biến đổi lớn về địa chất khí hậu như: sự di chuyển đại lục; xuất hiện băng hà; xuất hiện những dãy núi lớn.

I. Hoá thạch và phân chia thời gian địa chất

1. Hoá thạch

* Hoá thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

* ý nghĩa của hoá thạch: có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu sinh học và địa chất học.

- từ hoá thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.

- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.

2. Sự phân chia thời gian điạ chất a. Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đá và hoá thạch:

- Để xác định tuổi tương đối của lớp đất đá dựa vào lớp trầm tích trong đất (lớp càng sâu tuổi càng cao).

- Để xác định tuổi tuyệt đối sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ vào thời gian bán rã của một chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời:

- Sinh vật ở đại Thái cổ?

- Vì sao đại Thái cổ lại có ít hoá thạch nhất?

- Những sinh vật xuất hiện trong đại Thái cổ?

- Có những kỉ nào trong đại Cổ sinh? - Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại Cổ sinh?

- Sự kiện quan trọng của đại Cổ sinh là gì?

- Nguyên nhân của sự xuất hiện ôxi trên Trái Đất?

- Nguyên nhân nào dẫn dến sự di cư của động vật lên cạn?

- Có những kỉ nào trong đại Trung sinh?

- Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại Trung sinh?

- Sự kiện quan trọng của đại Trung sinh là gì?

- Có những kỉ nào trong đại Tân sinh?

b. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất:

- dựa vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu.

c. Các mốc thời gian địa chất: - Đại tiền Cambri→ Đại Cổ sinh→

đại Trung sinh→ Đại Tân sinh II. Sinh vật trong các đại địa chất: 1. Đại Thái cổ: (khoảng 3500 triệu năm)

- Hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất. 2. Đại Nguyên sinh: (2500 triệu năm)

- Hoá thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.

- Hoá thạch động vật cổ nhất.

- Động vật không xương sống thấp ở biển, tảo.

3. Đại Cổ sinh: (300- 542 triệu năm) - Kỉ Cambric: xuất hiện động vật dây sống.

- Kỉ Silua: cây có mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn, xuất hiện cá. - Kỉ Đêvôn: phân hoá cá xương, xuất hiện lưỡng cư .

- Kỉ Than đá: xuất hiện thực vật hạt trần, bò sát, …

- Kỉ Pecmi: phân hoá bò sát và côn trùng.

4. Đại Trung sinh: (200- 250 triệu năm).

- Kỉ Tam điệp: cá xương phát triển, phân hoá bò sát cổ, xuất hiện chim và thú.

- Kỉ Jura: bò sát cổ ngự trị tuyệt đối trên cạn, dưới nước và trên không. - Kỉ Phấn trắng: xuất hiện thực vật hạt kín.

5. Đại Tân sinh: (1,8- 65 triệu năm) - kỉ Đệ tam: phân hoá thú, chim,

- Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại Tân sinh?

- Sự kiện quan trọng của đại Tân sinh là gì?

HS: Nghiên cứu trả lời. GV: Kết luận, bổ sung. GV nhấn mạnh:

Sự tiến hoá của sinh vật có liên quan với điều kiện địa chất khí hậu qua các đại và các kỉ địa chất như thế nào? Hãy rút ra kết luận về sự phát triển của sinh vật trong các đại địa chất?

xuất hiện các nhóm linh trưỏng. - Kỉ Đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay, xuất hiện loài người.

* Kết luận:

- Mỗi kỉ trong các đại thường có đặc điểm riêng về địa chất khí hậu và sự phát triển của sinh vật điển hình. - Sự thay đổi của khí hậu, địa chất dẫn đến sự xuất hiện, phát triển hoặc tuyệt chủng của sinh vật.

- Sự xuất hiện, phát triển của loài này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khác và ngược lại sự phát triển của loài này có thể là điều kiện để xuất hiện phát triển loài khác.

3.4 Củng cố

Tại sao hoá thạch là bằng chứng của tiến hoá? Người ta căn cứ vào đâu để tính tuổi của hoá thạch? Nêu sinh vật điển hình của các kỉ?

Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật qua các kỉ địa chất?

Hãy chọn phương án đúng: Thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây? A. Đại cổ sinh B. Đại trung sinh C. Đại tân sinh D. Đại nguyên sinh, thái cổ

3.5 Hướng dẫn về nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài tiếp theo.

Bài 45: sự phát sinh loài người 1. Mục đích yêu cầu

1.1. Kiến thức

Liệt kê được 4 giai đoạn phát sinh và tiến hoá của loài người: giai đoạn vượn người hoá thạch, giai đoạn người hoá thạch (người tối cổ), giai đoạn người cổ Homo, giai đoạn người hiện đại.

Liệt kê các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát sinh và tiến hoá của loài người. Giải thích được tại sao nhân tố văn hoá đóng vai trò quyết định.

1.2 Phát triển rư duy

Rèn kĩ năng tư duy lí thuyết: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. 1.3 Giáo dục

Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hoá của loài người.

2. Phương pháp, phương tiện 2.1 Phương pháp

Thuyết trình, nêu vấn đề Vấn đáp, tìm tòi bộ phận 2.2 Phương tiện

Sơ đồ hình 45.1 SGK, hình 45 SGV

Tranh ảnh về các dạng vượn người, người vượn, người cổ để minh hoạ thêm 3. Tiến trình giảng dạy

3.1 Tổ chức lớp 3.2 Kiểm tra bài cũ:

hoá thạch là gì? Nêu các sinh vật điển hình của các kỉ? 3.3 Giảng bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng vượn người hoá thạch

GV: Giới thiệu hinh 45.1 SGK Câu hỏi thảo luận:

- Nêu những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người? - Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa vượn người hoá thạch với vượn người?

- Hãy tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người?

- Homo habilis- Peticantrop-

Xinantrop phát hiện đầu tiên ở đâu? Năm nào?

- Nêu các đặc điểm sai khác giữa người cổ Homo habilis với người cổ Homo erectus?

- hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người đứng thẳng Homo erectus với người vượn hoá thạch?

- Homo neanderthalensis phát hiện

I. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

1. Các dạng vượn người hoá thạch: Đriôpitec: phát hiện 1927 ở châu phi.

2. Các dạng người vượn hoá thạch (người tối cổ):

* Ôxtralôpitec: phát hiện 1924 ở Nam Phi.

- Chúng đã di chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi bằng hai chân. - Cao 120- 140 cm, nặng 20- 40 kg, có hộp sọ 450- 750 cm³. - Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. 3. Người cổ Homo:

a. Homo habilis: Tìm thấy ở Onđuvai năm 1961- 1964.

- Cao 1- 1,5 m, nặng 25- 50 kg, có hộp sọ 600- 800 cm³.

- Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biét chế tác và sư dụng công cụ thằng đá.

b. Homo erectus:

- Peticantrop: Tìm thấy ở Inđônêxia năm 1981.

- Cao 1,7m hộp sọ 900- 950 cm³. Biết chế tạo công cụ bằng đá, dáng đi thẳng.

- Xinantrop: Tìm thấy ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1927.

- Hộp sọ 1000 cm³, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.

c. Homo neanderthalensis: (Đức năm 1856).

sinh hoạt của người Neandectan? - Phát hiện đầu tiên ở đâu? Năm nào? - Chiều cao, thể tích hộp sọ, đặc điểm mặt, công cụ lao động và sinh hoạt của người hiện đại?

HS: Nghiên cứu, trả lời. GV: Kết luận, bổ sung.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nhân tố sinh học và xã hội.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời.

- Nêu các nhân tố sinh học chi phối quá trình phát sinh loài người? - Nhân tố xã hội gồm các nhân tố nào? Tại sao nói nhân tố xã hội là quyết định sự phát triển của loài người?

- Những nhân tố tự nhiên và xã hội hiện nay đang tác động xấu đến sức khoẻ và đạo đức con người?

HS: Nghiên cứu, trả lời. GV: Kết luận, bổ sung.

- Xương hàm gần giống người, có lồi cằm.

- Biết chế tạo và sử dụng lửa thành

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương 3 phần VI sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất SGK sinh học 12 nâng cao (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)