7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Định hướng chung của ngành
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam định hướng đến năm 2020 theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về
chất và lượng sản phẩm của ngành Dệt may được Nhà nước ta phê chuẩn tại “Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020” do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày ngày 14 tháng 3 năm 2008. Các định hướng chung về ngành Dệt may, bao gồm:
- Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh việc hiện
đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
- Phát triển dệt may phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế, tiếp nhận nhanh làn song chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Hết sức chú ý tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng, thị
trường và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá, đa dạng hoá qui mô và loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu Nhà nước; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển với sự phân công và hợp tác hợp lý.
- Xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực trong mối liên kết đa ngành Thương mại- Văn hoá-Du lịch-Sản xuất thời trang.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
- Phát triển dệt may phải gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.