Phương pháp xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các hệ thống truyền dữ liệu trong hệ thống thông tin điện lực (Trang 64)

CHH được xây dựng bắt đầu từ sự kiện đỉnh (gốc), đó là sự kiện hỏng hóc của hệ thống mà ta quan tâm. Từ mối quan hệ logic của sự kiện đỉnh với các sự kiện hỏng hóc thành phần, ta xây dựng CHH thông qua các sự kiện hỏng hóc trung gian và các cổng logic. Cụ thể, từ gốc ta đặt câu hỏi: Với sự kiện hỏng hóc nào thì xảy ra sự kiện đỉnh? Trả lời câu hỏi đó sẽ là các hỏng hóc trung gian là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự kiện đỉnh. Nếu sự kiện đỉnh xảy ra khi đồng thời xảy ra các sự kiện trung gian thì giữa chúng sử dụng cổng AND, nếu sự kiện đỉnh xảy ra khi chỉ cần xảy ra một trong số các sự kiện trung gian thì giữa chúng sử dụng cổng OR.

Tiếp theo ta phát triển các hỏng hóc trung gian theo trình tự như trên cho đến khi gặp các sự kiện hỏng hóc cơ bản, sự kiện cuối cùng.

Sau khi xây dựng xong CHH, xây dựng hàm Boole để tính toán ĐTC. Hàm này được tính từ các lá lên đến đỉnh.

Xây dựng CHH là quá trình phân tích và nhận dạng sâu sắc hệ thống. Ở đây đòi hỏi phải xem xét cẩn thận cấu tạo, chức năng hoạt động của từng phần tử của hệ thống và ảnh hưởng của chúng đến hỏng hóc hệ thống. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống đang nghiên cứu. Ngay cả bản thân quá trình xây dựng CHH đã có đóng góp rất tích cực vào việc nâng cao ĐTC của hệ thống, vì trong quá trình này ta có thể tìm ra được nhiều khuyết tật và bất hợp lý của các phần tử sắp đặt trong sơ đồ cũng như chức năng hoạt động mà chúng đảm đương. Qua đó tìm được phương pháp khắc phục để nâng cao ĐTC của hệ thống.

Phương pháp CHH rất thích hợp cho phân tích ĐTC các HTĐ cũng như HTBV phức tạp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các hệ thống truyền dữ liệu trong hệ thống thông tin điện lực (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w