Phương pháp đánh giá ĐTC của hệ thống thông tin điện lực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các hệ thống truyền dữ liệu trong hệ thống thông tin điện lực (Trang 62)

Đánh giá ĐTC của các kênh thông tin trong hệ thống thông tin điện lực sẽ là cơ sở phục vụ: Quy hoạch nhằm xác định việc đưa thêm thiết bị mới, thay đổi cấu trúc, lựa chọn phương án thiết kế, sử dụng hợp lý các kênh thông tin, đảm bảo ĐTC theo yêu cầu.

Để đánh giá ĐTC của một hệ thống, mạng thông tin nói riêng và hệ thống phức tạp nói chung ta có các phương pháp phổ biến:

 Phương pháp Dynamic Model.

 Phương pháp The Cross – Entropy.

 Phương pháp Mô hình (Mô phỏng) như:

• Mô hình tương tự.

• Mô hình toán..

• Mô hình ghép “ Tương tự – Toán” .

 Phương pháp giải tích như:

• Phương pháp điểm kê trạng thái.

• Phương pháp biến đổi sơ đồ.

• Phương pháp phân tích khai trển theo phần tử.

• Phương pháp phân tích cấu trúc.

 Phương pháp không gian trạng thái trong đó có sử dụng quá trình ngẫu nhiên Markov.

 Phương pháp phân tích hư hỏng theo cây sự cố.

Với cấu trúc của hệ thống thống thông tin điện lực Việt Nam có đặc điểm là riêng biệt giữa các kênh thông tin, mỗi luồng thông tin được truyền trên một kênh thông tin độc

lập, tại mỗi kênh thông tin các phần tử được liên kết đơn 1 – 1 với nhau tạo thành một hệ thống phức tạp

Qua thực tế khảo sát tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp đánh giá ĐTC và thực tế hiện trạng mạng thông tin điện lực Việt Nam, chúng ta chọn phương pháp cây hỏng hóc để đánh giá ĐTC các kênh thông tin trong hệ thống thông tin điện lực Việt Nam.

Phương pháp cây hỏng hóc(CHH)

CHH là phương pháp rất hiệu quả để nghiên cứu ĐTC của các hệ thống phức tạp, có thể áp dụng tốt cho HTĐ. CHH cho phép đánh giá hệ thống về chất lượng cũng như về số lượng liên quan đến ĐTC. Về chất lượng, CHH cho hình ảnh rõ ràng về nguyên nhân, cách thức xảy ra hỏng hóc và hành vi của hệ thống. Hơn nữa, phương pháp CHH cho phép tính được các chỉ tiêu ĐTC của hệ thống.

CHH mô tả bằng đồ thị quan hệ nhân quả giữa các dạng hỏng hóc hệ thống hỏng hóc thành phần trên cơ sở hàm đại số Boole. Cơ sở cuối cùng để tính toán là các hỏng hóc cơ bản của các phần tử.

Hỏng hóc cơ bản là nguyên nhân của hỏng hóc cao hơn gọi là các hỏng hóc trung gian. Các hỏng hóc này là nguyên nhân của hỏng hóc đỉnh tức là hỏng hóc hệ thống mà ta quan tâm. Mỗi CHH được xây dựng cho một sự kiện đỉnh và mỗi phần tử hệ thống có thể có một hoặc nhiều hỏng hóc cơ bản

Tóm lại, CHH mô tả quan hệ logic giữa các phần tử hay giữa các phần tử và từng mảng phần tử của hệ thống một cách rõ nét, giữa các hỏng hóc cơ bản và hỏng hóc đỉnh mà ta khảo sát.

Các thành phần của cây hỏng hóc:

 Cây: Là hình ảnh toàn bộ cấu trúc của đồ thị: cây gồm, cành, cổng và lá.

 Gốc: Là sự kiện hỏng hóc của hệ thống được xét, còn gọi là sự kiện hỏng hóc đỉnh.

 Lá: Là các hỏng hóc cơ bản ký hiệu bằng vòng tròn.

 Cành: Là các hỏng hóc trung gian nằm giữa các hỏng hóc cơ bản và hỏng hóc đỉnh.

 Cổng: Nằm giữa cành và lá, các cổng logic mô tả quan hệ nhân quả giữa các hỏng hóc.

Hình 4.1. Mô tả ví dụ một cây hỏng hóc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các hệ thống truyền dữ liệu trong hệ thống thông tin điện lực (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w