Xác định mục tiêu bài học dựa trên cơ sở mục tiêu của chương trình

Một phần của tài liệu Sử dụng một số biện pháp sư phạm để nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành sinh học 11 THPT (Trang 36)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2. Xác định mục tiêu bài học dựa trên cơ sở mục tiêu của chương trình

Xác định mục tiêu bài học tức là xác định mức độ mà HS phải đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở mức nào sau khi học xong, làm cơ sở để xây dựng biện pháp dạy học phù hợp.

Theo quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho HS và do HS thực hiện. Do đó, GV phải xác định được là sau một bài, một chương hay một phần của chương trình HS phải lĩnh hội được những kiến thức gì, rèn luyện được những kĩ năng gì, hình thành được thái độ gì, ở mức độ như thế nào đối với số đông HS trong lớp, đối với số HS giỏi và đối với số HS yếu kém.

Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

1. Về kiến thức:

- Sử dụng được giấy cobanclorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.

- Bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.

2. Về kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát thí nghiệm, kỹ năng so sánh.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật. - Kiên trì, cẩn thận, khéo léo.

Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit

1. Về kiến thức:

HS phải tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carotenoit trong lá, quả, củ.

2. Về kỹ năng:

-Thực hiện được các thao tác làm thí nghiệm.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. - Kỹ năng hợp tác nhóm.

3. Về thái độ:

- Hình thành cho HS ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. - Vận dụng những hiểu biết về thực vật vào đời sống.

Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

1. Về kiến thức:

- HS phải thực hiện được các thí nghiệm:

+ Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2. + Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2.

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác làm thí nghiệm.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. - Kỹ năng hợp tác nhóm.

3. Về thái độ:

- Nhận thức được vai trò của thực vật đối với sự sống. - Có ý thức trồng và chăm sóc, bảo vệ thực vật.

Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

1. Về kiến thức:

HS đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người.

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác làm thí nghiệm.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. - Kỹ năng hợp tác nhóm.

3. Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống.

Bài 25: Thực hành: Hướng động

1. Về kiến thức:

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác làm thí nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh,

3. Về ý thức:

Có ý thức ứng dụng những hiểu biết về hướng động trong thực tiễn.

Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

1. Về kiến thức:

HS phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính bầy đàn,….).

2. Về kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát.

3. Về thái độ:

Có ý thức bảo vệ và chăm sóc động vật.

Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Về kiến thức:

HS trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một loài (hoặc một số loài) động vật.

2.Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích - tổng hợp. - Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc động vật.

Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

1. Về kiến thức:

- Giải thích được cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính. - Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác giâm cành và ghép cành và ghép mắt (chồi).

3. Về thái độ:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật. - Kiên trì, cẩn thận, khéo léo.

2.3. Qui trình tiến hành thí nghiệm và cải tiến các thí nghiệm

Qui trình tiến hành thí nghiệm và cải tiến các thí nghiệm được thể hiện theo sơ đồ như sau:

Phù hợp Chưa phù hợp

Xác định mục tiêu của thí nghiệm

Xác định cơ sở khoa học của thí nghiệm

Đánh giá thí nghiệm theo SGK Thử nghiệm thí nghiệm theo SGK

Đề xuất phương án cải tiến

Thử nghiệm phương án cải tiến

Đánh giá phương án cải tiến

Xây dựng qui trình thí nghiệm chuẩn Xác định mục tiêu của bài thực hành

2.4. Sử dụng các biện pháp trong dạy học thực hành Sinh học 11

2.4.1. Sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy các bài thực hành Sinh học 11

2.4.1.1. Quy trình thực hiện biện pháp:

- GV nêu câu hỏi, bài tập - GV định hướng HS trả lời - Tổ chức HS thảo luận. - Kết luận của GV. - Hs vận dụng kiến thức. 2.4.1.2. Cách sử dụng CH trong các khâu: - CH, BT tạo tình huống học tập

- CH, BT để hình thành kiến thức kĩ năng mới

- CH, BT để củng cố, hoàn thiện, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

2.4.1.3. Cách tổ chức dạy TH

Chia học sinh theo nhóm.

Một số ví dụ: Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm

về vai trò phân bón.

*Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá. (Thực vật C3 cây sung)

- Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm cobanclorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.

- Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín (hình 7.1).

- Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở 2 mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.

*Quy trình thực hiện:

Bước 1: GV nêu CH: Em hãy nêu quy trình làm TN?Mục đích làmTN? Bước 2: GV yêu cầu HS đọc SGK và HD hs thực hiện.

Bước 3: GV tổ chức HS thực hiện, HD hs quan sát bằng CH: Câu hỏi 1: Sau 30 phút, Em quan sát TN thấy có hiện tượng gì?

Câu hỏi 2: quan sát thí nghiệm, em hãy so sánh mức độ chuyển màu xanh da trời sang màu hồng ở 2 mặt lá? Em có nhận xét gì về sự khác nhau đó?

Đáp án:

Sự chuyển màu xanh da trời sang màu hồng ở 2 mặt lá như sau:

- Mặt trên của lá có màu hồng nhạt, mặt dưới của lá có màu hồng đậm hơn. - Sự khác nhau này là do mặt dưới khí khổng nhiều hơn mặt trên của lá nên việc thoát hơi nước là không như nhau ở 2 mặt lá.

- Kết luận: Lượng hơi nước thoát ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng khí khổng đóng mở.

CH3: Từ TN em rút ra được kết luận gì về tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng và cutin?

Bước 4: HS thảo luận nhóm.

Bước 5 : Hs vận dụng làm BT sau (ở nhà)

Bài tập 1: Quy trình tiến hành thí nghiệm như trên, em hãy làm thí nghiệm đồng thời với nhiều đại diện thực vật nhóm C3,C4, CAM. So sánh các kết quả thí nghiệm ở 3 đối tượng đó?

*Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.

Mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm một chậu đối chứng (chỉ có nước sạch) và một chậu thí nghiệm (chứa dung dịch phân NPK) như sau:

- Mỗi nhóm pha một chai phân NPK có nồng độ 1g/l như đã nêu ở trên. - Cách pha:

+ Cân 1g phân NPK (nếu có bình dung tích 1lít) hoặc 0,5g phân NPK (nếu chỉ có chai dung tích 0,5l), rồi cho vào đáy bình (hoặc chai) .

+ Đậy chặt nắp bình rồi lắc hoặc dùng que sạch để khuấy cho phân hòa tan hết. - Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí nghiệm.

- Đặt tấm xốp vào chậu trồng cây đã có chứa môi trường nuôi cấy.

- Chọn các hạt với cây mầm có kích thước tương đương nhau. Số lượng hạt nảy mầm tùy thuộc vào số lỗ trong tấm xốp.

- Xếp các hạt đã được chọn vào các lỗ trong tấm xốp, cho rễ mầm chui vào lỗ hướng xuống dung dịch dinh dưỡng trong chậu. Mỗi lỗ chỉ xếp một hạt. Cần thao tác nhẹ nhàng để không làm gãy mầm.

- Đặt các chậu vào góc thực nghiệm trong phòng có ánh sáng chiếu đồng đều đến mỗi chậu.

- Chăm sóc để cây được chiếu sáng hằng ngày (khoảng 8 h/ ngày) cho đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa cây thí nghiệm và cây đối chứng (khoảng 5 ngày).

- Quan sát, đo chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm và chậu đối chứng, ghi kết quả quan sát được vào vở.

Câu hỏi 3: Từ kết quả quan sát, đo được và ghi chép. Em thấy có sự khác biệt gì về các chậu thí nghiệm và đối chứng? Từ đó rút ra được bài học gì về ứng dụng kiến thức vào trồng trọt?

Đáp án:

Kết quả quan sát và đo đạc ở 2 chậu là khác nhau:

Chậu ĐC (bằng nước) chiều cao cây thấp hơn, lá cây màu xanh nhạt hơn, tốc độ lớn chậm hơn.

Chậu TN (có dung dịch NPK) chiều cao cây cao hơn, lá màu xanh đậm hơn, tốc độ lớn của cây nhanh hơn ĐC.

Bài học: NPK là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây xanh. Muốn tăng năng suất cây trồng chúng ta phải chăm sóc cân đối dinh dưỡng cho cây.

Bài 13. Thực hành:Phát hiện diệp lục và carotenoit

*Thí nghiệm: Chiết rút diệp lục

- Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống và gân chính. (hoặc 20-30 lá) cắt thật mỏng ngang lá.

- Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng (hoặc số lát cắt) tương đương nhau.

- Đong 20ml cồn bằng ống đong, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm. - Lấy 20ml nước sạch và rót vào cốc đối chứng.

- Nước cũng như cồn phải vừa ngập mẫu thí nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20- 25 phút.

* Thí nghiệm 2: Chiết rút carotenoit

- Cân khoảng 0,2g các mẩu lá vàng đã loại bỏ cuống và gân chính (hoặc 20-30 lá), quả, củ cắt thật mỏng.

- Bỏ các mẩu vật vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng (hoặc số lát cắt) tương đương nhau.

- Đong 20ml cồn bằng ống đong, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm. - Lấy 20ml nước sạch và rót vào cốc đối chứng.

- Nước cũng như cồn phải vừa ngập mẫu thí nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20- 30 phút.

- Sau thời gian chiết rút, cẩn thận nghiêng các cốc, rót dung dịch có màu vào các ống đong hay ống nghiệm sạch và trong suốt sao cho không có mẫu thí nghiệm lẫn vào.

- Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết từ các cơ quan khác nhau của cây từ các cốc đối chứng và thí nghiệm, rồi so sánh kết quả.

Câu hỏi 4: Em hãy trình bày quy trình làm thí nghiệm?

Câu hỏi 5: Dựa vào các kết quả thí nghiệm em hãy so sánh độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi (cồn và nước)? Mỗi mẫu thực vật thí nghiệm tương ứng với sắc tố gì?

- Hãy nêu vai trò của các sắc tố trong dinh dưỡng của con người và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất?

Đáp án:

- Hầu hết các sắc tố hòa tan trong cồn, tan ít hơn trong nước.

- Lá xanh chứa sắc tố diệp lục, lá vàng, quả đỏ, củ màu vàng chứa nhóm sắc tố carotenoit.

Các sắc tố trên có nhiều trong các loại rau,củ,quả. Chúng đồng thời chứa rất nhiều loại tiền vitamin có ích cho sức khỏe con người. Nên sử dụng trực tiếp là tốt nhất.

Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

*Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2

TH1: Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh (hình 14.1). (chuẩn bị từ trước giờ lên lớp 2h).

- Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước vôi (hay nước bari) trong suốt. Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Thấy nước vôi bị vẩn đục.

TH2: Lấy 1 ống nghiệm có chứa nước vôi trong suốt (hay nước bari) và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống nhựa. Nước vôi vẩn đục.

HS tự rút ra kết luận về hô hấp của cây.

Câu hỏi 6: Em hãy trình bày quy trình làm thí nghiệm?

Câu hỏi 7: Em hãy giải thích tại saonước vôi vẩn đục? So sánh 2 trường hợp trên? Rút ra kết luận gì về hô hấp của cây?

Đáp án:

Nước vôi vẩn đục do sự tác dụng giữa CO2 với Ca (OH)2 tạo thành CaCO3 và nước, làm nước vôi vẩn đục.

Kết luận: Thực vật vẫn tiến hành hô hấp. Đặc biệt những hạt nảy mầm quá trình hô hấp diễn ra mạnh.

Bài tập 2: Lấy một ít hạt đậu mới nảy mầm, đổ 5-10ml nước vôi trong vào 2 ống nghiệm. Đựng hật nảy mầm vào 2 túi vải thưa (hay vải màn) dưới mỗi túi có lót bông ẩm. Treo túi đựng hạt vào ống nghiệm A bằng sợi dây ngắn, rồi đậy nút chặt. Trong ống nghiệm B treo túi hạt nảy mầm đã đun trong nước nóng 2-5 phút (ống này dùng làm ĐC). Đạt 2 ống nghiệm trên giá ống nghiệm trong 1-2 giờ.

Hãy cho biết: Màu sắc nước vôi trong ống nghiệm A thay đổi như thế nào trong thời gian thí nghiệm? Vì sao? Bông ẩm trong các túi vải có tác dụng gì? Thí nghiệm này cho ta rút ra kết luận gì?

*Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2 (hình 14.2)

- Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. (làm trước khi lên lớp 2 h).

- Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và nhanh chóng đưa nến (hoặc que diêm) đang cháy vào bình. Nến (hoặc que diêm) bị tắt ngay.

- Mở nút của bình chứa hạt chết (bình b) và đưa nến (hoặc diêm) đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy.

Câu hỏi 8: Em hãy trình bày quy trình làm thí nghiệm? Câu hỏi 9: Em hãy giải thích các hiện tượng:

- Tại sao ở bình A que diêm (hoặc nến) bị tắt? Ở bình B thì cháy bình thường? - Qua đó rút ra kết luận gì?

Đáp án

- Thí nghiệm ở bình A do hạt nảy mầm đã hút hết oxi, nên nến tắt. Còn bình B hạt đã chết, không hút oxi nên nến không tắt.

Kết luận: Hạt đã tiến hành hô hấp lấy oxi thải cacbonic.

Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

*Chuẩn bị:

- Chia lớp thành các nhóm 4 người.

- Lần lượt 1 thành viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo đồng thời các trị số: nhịp tim, huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương), thân nhiệt. Các trị số đo vào các thời điểm sau:

+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút (hoặc chống 2 tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần).

+ Ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ. + Saukhi nghỉ chạy 5 phút.

1. Cách đếm nhịp tim

Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.

Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.

2. Cách đo huyết áp

- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn tay.

- Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh

Một phần của tài liệu Sử dụng một số biện pháp sư phạm để nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành sinh học 11 THPT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w