9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học
Thông quá quá trình điều tra thực trạng dạy và học Sinh học tại ba trường THPT của tỉnh Nghệ An, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân của những tình trạng trên là do:
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến và xem nhẹ dạy học các bài thực hành Sinh học. Một phần do năng lực thực hành của giáo viên còn hạn chế, phần khác trang thiết bị thực hành thí nghiệm ở nhiều trường còn thiếu hụt trầm trọng, chưa có nhân viên chuyên môn phục vụ thí nghiệm.
- Có một số giáo viên dạy chưa thực sự hấp dẫn, ít tạo điều kiện cho học sinh phát biểu xây dựng bài, tạo cho các em thụ động trong học tập, chưa phát huy được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa chú trọng trong việc rèn luyện kĩ năng học tập của học sinh, dẫn đến kĩ năng học tập của học sinh còn kém. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhận thức, năng lực tư duy của học sinh.
* Về phía học sinh
- Nhiều em học sinh thật sự vẫn chưa có thái độ học tập nghiêm túc chính điều này là một trong những trở ngại cho giáo viên khi thực hiện những phương pháp dạy học tích cực.
- Năng lực thực hành của các em còn hạn chế, không đồng đều. Vì vậy, việc tổ chức giờ dạy thực hành thí nghiệm gặp không ít khó khăn làm cho GV ngại khai thác, sử dụng.
- Nhiều HS vẫn chưa có phương pháp học tập phù hợp nên cảm thấy khó học. * Nguyên nhân khách quan
- Môn Sinh học chỉ vận dụng để thi đại học khối B hoặc một số trường cao đẳng, trung cấp, nên khó chọn nghề, chọn trường để thi so với các môn tự nhiên khác. Vì vậy, các em chỉ xem môn Sinh học là môn phụ và không dành thời gian, công sức để đầu tư học như những môn học khác.
- Do phân phối chương trình chưa hợp lí, số lượng bài thực hành mỗi khối học thì ít, thời gian giới hạn cho mỗi bài TH là một tiết học, nên hiệu quả dạy học thực hành không cao.
- Chế độ thi cử còn nặng nề về lí thuyết, chưa quan tâm tới thực hành thí nghiệm.
- Nhà trường còn chưa chú trọng trong vấn đề trang bị mua sắm thiết bị thực hành thí nghiệm và chưa khuyến khích được giáo viên tích cực sử dụng thiết bị dạy học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
- Dạy học thực hành Sinh học có ý nghĩa rất lớn về cả 3 mặt: giáo dục, giáo dưỡng và kĩ thuật tổng hợp đối với HS.
- Thực hành thí nghiêm có thể thực hiện để củng cố và kiểm tra đánh giá. - Qua khảo sát, điều tra thực trạng dạy và học ở các trường THPT cho thấy: việc dạy TH của GV vẫn rất hạn chế, việc rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm chưa thật chú trọng, do vậy năng lực nhận thức, năng lực tư duy của HS còn rất yếu kém.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các biện pháp sư phạm trong dạy học thực hành Sinh học góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện các kĩ năng học tập của HS, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học.
Như vậy, qua chương 1 chúng tôi đã làm sáng tỏ các khái niệm thực hành, khái niệm về các biện pháp sư phạm, mà bản chất các biện pháp sư phạm là dạy học tích cực; làm sáng tỏ được vai trò của việc sử dụng các biện pháp đó trong dạy học thực hành Sinh học. Đây là cơ sở lí luận soi đường để chúng tôi sưu tầm, thiết kế và sử dụng các biện pháp sư phạm phù hợp trong quá trình dạy học. Đồng thời cũng qua chương này, chúng tôi đã phân tích được thực trạng, nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học đặc biệt là dạy học thực hành ở một số trương trung học phổ thông hiện nay, trên cơ sở đó thấy được tính cấp thiết của việc thiết kế và sử dụng các biện pháp sư phạm phù hợp trong dạy học thực hành trên cơ sở đó để phát triển hoạt động nhận thức, năng lực thực nghiệm cho HS.
CHƯƠNG 2
SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 11 - CƠ BẢN
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung các bài thực hành Sinh học 11
Trong chương trình Sinh học 11-cơ bản có 4 chương với 8 bài thực hành, nội dung kiến thức như sau:
Chương 1- Chuyển hóa vật chất và năng lượng A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
Bài 7.Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
*Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá
- Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm cobanclorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.
- Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín (hình 7.1).
- Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở 2 mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
*Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK
Mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm một chậu đối chứng (chỉ có nước sạch) và một chậu thí nghiệm (chứa dung dịch phân NPK) như sau:
- Mỗi nhóm pha một chai phân NPK có nồng độ 1g/l như đã nêu ở trên. Cách pha:
+ Cân 1g phân NPK (nếu có bình dung tích 1l) hoặc 0,5g phân NPK (nếu chỉ có chai dung tích 0,5l), rồi cho vào đáy bình (hoặc chai) .
+ Đậy chặt nắp bình rồi lắc hoặc dùng que sạch để khuấy cho phân hòa tan hết.
- Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí nghiệm.
- Chọn các hạt với cây mầm có kích thước tương đương nhau. Số lượng hạt nảy mầm tùy thuộc vào số lỗ trong tấm xốp.
- Xếp các hạt đã được chọn vào các lỗ trong tấm xốp, cho rễ mầm chui vào lỗ hướng xuống dung dịch dinh dưỡng trong chậu. Mỗi lỗ chỉ xếp một hạt. Cần thao tác nhẹ nhàng để không làm gẫy mầm.
- Đặt các chậu vào góc thực nghiệm trong phòng có ánh sáng chiếu đồng đều đến mỗi chậu.
- Chăm sóc để cây được chiếu sáng hằng ngày (khoảng 8 h/ ngày) cho đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa cây thí nghiệm và cây đối chứng.
- Quan sát, đo chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm và chậu đối chứng, ghi kết quả quan sát được vào vở.
Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit
*Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
- Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống và gân chính. (hoặc 20-30 lá) cắt thật mỏng ngang lá.
- Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng (hoặc số lát cắt) tương đương nhau.
- Đong 20ml cồn bằng ống đong, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm. - Lấy 20ml nước sạch và rót vào cốc đối chứng.
- Nước cũng như cồn phải vừa ngập mẫu thí nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20- 25 phút.
* Thí nghiệm 2: Chiết rút carotenoit
- Cân khoảng 0,2g các mẩu lá vàng đã loại bỏ cuống và gân chính (hoặc 20-30 lá), quả, củ cắt thật mỏng.
- Bỏ các mẩu vật vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng (hoặc số lát cắt) tương đương nhau.
- Đong 20ml cồn bằng ống đong, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm. - Lấy 20ml nước sạch và rót vào cốc đối chứng.
- Nước cũng như cồn phải vừa ngập mẫu thí nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20- 30 phút.
- Sau thời gian chiết rút, cẩn thận nghiêng các cốc, rót dung dịch có màu vào các ống đong hay ống nghiệm sạch và trong suốt sao cho không có mẫu thí nghiệm lẫn vào.
- Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết từ các cơ quan khác nhau của cây từ các cốc đối chứng và thí nghiệm, rồi so sánh kết quả. Từ rút ra kết luận gì?
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
*Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
TH1: - Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh (hình 14.1). (chuẩn bị từ trước giờ lên lớp 2h).
- Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước vôi (hay nước bari) trong suốt. Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Thấy nước vôi bị vẩn đục.
TH2: - Lấy 1 ống nghiệm có chứa nước vôi trong suốt (hay nước bari) và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống nhựa. Nước vôi vẩn đục.
HS tự rút ra kết luận về hô hấp của cây.
*Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2 (hình 14.2)
- Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. (làm trước khi lên lớp 2 giờ).
- Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và nhanh chóng đưa nến (hoặc que diêm) đang cháy vào bình. Nến (hoặc que diêm) bị tắt ngay.
- Mở nút của bình chứa hạt chết (bình b) và đưa nến (hoặc diêm) đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy.
B- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
- Chia lớp thành các nhóm 4 người.
- Lần lượt 1 thành viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo đồng thời các trị số: nhịp tim, huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương), thân nhiệt. Các trị số đo vào các thời điểm sau:
+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút (hoặc chống 2 tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần).
+ Ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ. + Sau khi nghỉ chạy 5 phút.
1. Cách đếm nhịp tim.
Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.
Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.
2. Cách đo huyết áp
- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn tay.
- Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao sau bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 21 sách giáo khoa)
- Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180mm Hg thì dừng lại.
- Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu.
3. Cách đo nhiệt độ cơ thể
Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng trong 2 phút, rồi lấy ra đọc kết quả.
Chương 2 - Cảm ứng A. Cảm ứng ở thực vật
Bài 25. Thực hành: Hướng động
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm chuẩn bị trước mẫu vật thí nghiệm - GV hướng dẫn H/S làm thí nghiệm
- Chọn các hạt có rễ mầm mọc thẳng, dùng gim xuyên 2 hạt vừa chọn, cho rễ mầm nằm ở thế nằm ngang, hướng ra mép của nút cao su, còn các lá mầm thì hướng vào bên trong (hình 25).
- Cắt tận cùng của rễ ở 1 hạt. Đặt nút cao su lên đáy của đĩa đã có nước.
- Dùng giấy lọc phủ lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước trong đĩa để cây mầm không bị khô.
- Đậy chuông và đặt vào buồng tối
- Sau 2 ngày, quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ, rút ra nhận xét về sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm.
B- Cảm ứng ở động vật
Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển A - Sinh trưởng và phát triển
Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương 4. Sinh sản A. Sinh sản ở thực vật
Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- Thí nghiệm 1: Giâm cành, chồi, lá
* Cắt cành thành từng đoạn (10-15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau. * Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.
* Theo dõi sự nảy chồi, và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sách giáo khoa trang 167).
* (Thí nghiệm này chỉ tập làm, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau).
- Thí nghiệm 2: Ghép cành (treo tranh 43 SGK)
* Học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn, làm mẫu.
* Dao sắc cắt thật gọn, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát.
* Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép. * Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.
- Thí nghiệm 3:Ghép mắt
* Rạch vỏ ghép hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài 2cm
* Chọn chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt gọn lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ (cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép)
* Buộc chặt (chú ý: không được đè lên mắt ghép)
2.2. Xác định mục tiêu bài học dựa trên cơ sở mục tiêu của chương trình
Xác định mục tiêu bài học tức là xác định mức độ mà HS phải đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở mức nào sau khi học xong, làm cơ sở để xây dựng biện pháp dạy học phù hợp.
Theo quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho HS và do HS thực hiện. Do đó, GV phải xác định được là sau một bài, một chương hay một phần của chương trình HS phải lĩnh hội được những kiến thức gì, rèn luyện được những kĩ năng gì, hình thành được thái độ gì, ở mức độ như thế nào đối với số đông HS trong lớp, đối với số HS giỏi và đối với số HS yếu kém.
Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
1. Về kiến thức:
- Sử dụng được giấy cobanclorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
- Bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
2. Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát thí nghiệm, kỹ năng so sánh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật. - Kiên trì, cẩn thận, khéo léo.
Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit
1. Về kiến thức:
HS phải tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carotenoit trong lá, quả, củ.
2. Về kỹ năng:
-Thực hiện được các thao tác làm thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. - Kỹ năng hợp tác nhóm.
3. Về thái độ:
- Hình thành cho HS ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. - Vận dụng những hiểu biết về thực vật vào đời sống.
Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
1. Về kiến thức:
- HS phải thực hiện được các thí nghiệm:
+ Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2. + Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2.