Tháp hấp phụ (V-06)

Một phần của tài liệu báo cáo kiếm tập tại nhà máy xử lý khí dinh cố (Trang 31)

2.4.7.1. Quá trình khử nước.

Tháp hấp phụ V-06 A/B có chức năng hấp thụ hơi nước bão hoà tồn tại trong khí HC ngăn ngừa quá trình tạo hyđrat. Hai tháp hấp thụ có chức năng, thiết kế như nhau, một vận hành và một tái sinh hoặc standby.

Trong chế độ hoạt động MF và GPP (và chế độ AMF sau khi chế độ hoạt động GPP hoàn thành) khí từ SC đầu tiên được chuyển tới bình tách (V-08, dehydration intel Filter/Separator) bình tách này được thiết kế nhằm tách loại 99 % các hyđrocacbon lỏng, nước tự do, dầu bôi trơn và các chất rắn (soild particles) có trong dòng khí để bảo vệ cho lớp sàng phân tử chất hấp thụ, bởi vì các chất này có nguy cơ làm bẩn chất hấp thụ, làm giảm hiệu suất cũng như tuổi thọ của chất hấp thụ. Thiết bị chênh áp PDIA-0401. Diferential pressur Alam được lắp kiểm soát chênh áp qua V-08. Nếu chênh áp lớn hơn 0,5 Bar sẽ kích hoạt tính hiệu cảnh báo alam.

Khí đi vào tháp hấp phụ qua 3 lớp: Lớp trên cùng là nhôm hoạt tính để loại bỏ nước, lớp thứ 2 là màng phân tử loại bỏ hoàn toàn nước đạt nhiệt độ điểm sương của nước trong khí HC là -75oC tại 34,5Bar, lớp cuối cùng là đệm caremic. Khí sau khi qua tháp hấp phụ được đưa qua thiết bị lọc F-01A/B để loại bỏ bụi bẩn chất hấp phụ. Chất hấp phụ sẽ bão hoà hơi nước sau thời gian làm việc 8 giờ.

Khí đưa vào tháp hấp phụ để khử nước thông qua thiết bị phân phối khí, dòng khí đi qua các lớp chất hấp phụ trong tháp, lớp chất hấp phụ đầu tiên là oxit nhôm hoạt tính để loại một phần lớn nước, lớp chất hấp phụ thứ hai là rây phân tử để loại nước triệt để đạt điểm sương của khí theo yêu cầu (-75oC ở 34,5 Bar A). Ôxit nhôm được dùng để tách thô ban đầu và vì:

- Giá thành thấp.

- Có khả năng hút nước cao hơn.

- Khó bị làm bẩn và rây phân tử oxit nhôm được bảo vệ tốt. - Dễ tái sinh.

Khí khô đưa ra khỏi tháp hấp thụ thông qua thiết bị thu hồi được lắp đặt bên trong và sau đó đi qua thiết bị F-01 A/B đehydrtion after filter, trong đó một thiết bị hoạt động, thiết bị còn lại ở chế độ dự phòng, để loại bỏ các bụi của chất hấp phụ, đèn báo chênh áp (DPA-0503A/B) được lắp đặt trên F-01A/B sẽ kích hoạt khí chênh áp lớn hơn 0,1 Bar.

2.4.7.2. Quá trình tái sinh chất hấp phụ.

Các chất hấp phụ sẽ bão hoà nước sau 8 giờ hoạt động trong điều kiện nước bão hoà ở đầu vào (29oC và 109BarA) do đó cần phải được tái sinh.

a. Chuyển tháp hấp thụ:

Tháp hấp thụ sau khi được tái sinh để standby hoặc đưa vào vận hành song song với mục đích:

- Giảm thiểu sự thay đổi thành phần khí . - Tránh dòng khí bị gián đoạn.

Sau đó tháp hấp thụ tái sinh được cô lập b. Giảm áp.

Tháp hấp thụ sau khi được cô lập sẽ giảm áp từ 109 bar xuống áp suất khí tái sinh (35bar ở chế độ GPP, 38bar ở chế độ MF). Lưu lượng giảm áp được giới hạn bởi lỗ khống chế lưu lượng (restriction orifice) để đạt được thời gian giảm áp trên 30 phút. Trong quá trình giảm áp sẽ có sự giảm nhiệt độ và sự ngưng tụ của khí tự nhiên.

c. Gia nhiệt

Nước được loại bỏ từ chất hấp thụ bằng cách sử dụng dòng khí tái sinh trích từ đầu vào phần nén của CC-01. Dòng khí tái sinh (12500kg/h, 47 bar ở chế độ MF; 11500kg/h, 34 bar ở chế độ GPP) được hồi lưu tuần hoàn bằng một trong hai máy nén khí tái sinh K-04A/B, và được gia nhiệt bằng thiết bị trao đổi nhiệt E-18 đến nhiệt độ 230 oC. Dòng khí tái sinh đi ngược chiều với tháp hấp thụ. Quá trình tái sinh được kiểm soát bằng 3 chỉ báo nhiệt độ được lắp đặt trên tháp (TI-0551A/B, 0552A/B, 0553A/B) và nhiệt độ ra của khí tái sinh (TI-5012). Dòng khí tái sinh nong bao gồm cả nước bị hấp phụ được làm lạnh bằng quạt làm mát E-15 và quay về đầu hút của CC-01, còn nước bị ngưng tụ và tách bằng V-07.

d. Làm lạnh

Chất hấp phụ được làm lạnh bằng dòng khí tái sinh nhưng không sử dụng thiết bị gia nhiệt E-18. Chất hấp phụ sẽ được làm lạnh đến khoảng 25 oC hoặc trong khoảng 5 oC so với nhiệt độ khí tự nhiên. Giống như trong quá trình Heating, nhiệt độ quá trình cooling cũng được kiểm soát bằng các chỉ báo nhiệt độ gắn trên than tháp và nhiệt độ đầu ra khí tái sinh (TI-0512).

e. Nâng áp

Tháp hấp phụ được nâng áp bằng dòng khí tự nhiên sau khi được làm khô (109bar, 37 oC). Lưu lượng khí nâng áp được giới hạn bằng lỗ hạn chế (RO) để khống chế thời gian nâng áp là 30 phút. Giống như quá trình giảm áp, sẽ có sự ngưng tụ lỏng. Hydrocarbon lỏng sẽ tích tụ trong đường ống công nghệ.

f. Dự phòng

Tháp hấp thụ sẽ được duy trì ở áp suất khí tự nhiên là 109 bar bằng đường nâng áp. Trong thời gian này các hydrocarbon lỏng sẽ bay hơi do nhiệt độ môi

trường.

Máy nén khí tái sinh K-04A/B sẽ chạy 100% thời gian. Trong quá trình giảm áp và nâng áp, khí tái sinh sẽ bypass qua tháp hấp phụ bằng đường bypass. Theo thiết kê, dòng khí nguyên liệu qua thiết bị hấp phụ bão hoà hơi nước (0.06%);

tuy nhiên thiết bị xử lý nước bằng glycol pử offshore đã giảm hàm lượng nước đến 7 lb/MMSCFD (0.015%). Do đó, thời gian hấp phụ của tháp có thể kéo dài, trong trường hợp này có thể dừng K-04.

Một phần của tài liệu báo cáo kiếm tập tại nhà máy xử lý khí dinh cố (Trang 31)