Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh chuyên vật lý phần Cơ học vật rắn (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đánh giá định tính

a). Kết quả khảo sát kiến thức đầu vào (lần 1)

Qua kết quả khảo sát kiến thức đầu vào cho thấy chưa có sự phân hóa rõ trong đội tuyển. Kiến thức được kiểm tra thuộc phần cơ học mà học sinh đạ học. Trong quá trình chấm bài chúng tôi cũng nhận thấy tư duy toán học (nhận xét dựa vào câu 1 của đề) và tư duy vật lý (nhận xét dựa vào câu 3 của đề) chưa được thể hiện tốt.

Kết quả này còn cho thấy học sinh chưa tiếp xúc nhiều với các dạng bài tập khó có kiến thức nâng cao, sáng tạo…

Đồ thị 2: Đường phân bố tần suất lũy tích

b). Kết quả thi thử HSG Olympic (lần 2)

Kết quả bài thi thử lần 2 cho thấy có sự tiến bộ rất rõ rệt về điểm số. Trong quá trình chấm bài chúng tôi cũng nhận thấy kỹ năng và phương pháp giải toán của học sinh có bài bản hơn. Điều đó đã khẳng định cũng chứng tỏ về tính hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng và phương án dạy học đã xây dựng sau 3 modun mà chúng tôi bồi dưỡng cho đội tuyển.

c). Kết quả thi thử HSG quốc gia (lần 3)

Kết quả điểm bài làm của học sinh lần này đã phân hóa rõ rệt. Một nhóm học sinh đã tiếp cận được với đề thi quốc gia về độ khó và mức độ sáng tạo. Tuy nhiên, một số học sinh trong đội tuyển cũng đã thể hiện sự “đuối sức” trước những bài toán có yêu cầu cao về mức sáng tạo và có “tính mới”.

Tuy nhiên, đây là đối tượng học sinh lớp 11 nên mục tiêu chính của các em là đạt kết quả trong kỳ thi Olympic. Đối với kỳ thi quốc gia các em còn tiếp tục luyện tập.

Qua kết quả này chúng ta thấy rằng quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có sự nỗ lực và đầu tư lớn lao của thầy và trò đồng thời các phương án dạy học và việc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng phải được nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc để phát huy hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Để nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học hiệu quả của việc triển khai chuyên đề bồi dưỡng này, chúng tôi đã xử lí số liệu theo phương pháp thống kê để xem kết quả có tin cậy không.

a) Các thông số thống kê  Điểm trung bình: n i i i 1 f x X n = =∑  Phương sai: n 2 i i 2 i f (x X) n 1 − δ = − ∑  Độ lệch chuẩn: δ = δ2  Hệ số biến thiên: V = .100% X δ

Bảng 9. Các thông số thống kê toán.

Lần khảo sát Số Các tham số X δ2 δ V% Lần 1 8 10,88 5,27 2,3 21,14 Lần 2 8 12,94 11,53 3,40 26,28 Lần 3 8 11,69 10,28 3,20 27,37

b) Giả thuyết và kiểm định giả thuyết.

b1- Đối với kỳ thi thử HSG Olympic.

Gọi H0 là giả thuyết thống kê: Sự khác nhau giữa X và 2 X1 (cụ thể là

2 1

X >X ) là không thực chất mà do ngẫu nhiên mà có với mức ý nghĩa α = 0,05. Gọi H1 là đối giả thuyết thống kê: Sự khác nhau giữa X và 2 X1 (cụ thể là

2 1

X >X ) là thực chất do có tác động sư phạm).

Để kiểm định giả thiết H0 và giả thiết H1 chúng ta sử dụng đại lượng ngẫu

nhiên t2 : 2 1 2 2 2 2 1 2 1 X X 12,94 10,88 t 2,33 11,53 5, 27 8 8 n n − − = = = δ +δ +

Với n1= 8; n2 = 8 là số HS tham gia khảo sát kiến thức đầu vào và thi thử HSG Olympic Vật lý.

N = n1 + n2 – 2 = 14, tra bảng phân phối Student (dạng II) ta có các giá trị của t0 (với xác suất sai lầm α = 0,05) là : t2 = 2,14.

Với kết quả thực nghiệm t2 = 2,33 > t0 ta chấp nhận t2 với sự sai lệch về điểm số trung bình của kỳ thi thử HSG Olympic và kết quả khảo sát đầu vào là đáng tin cậy với xác suất 95%.

b2- Đối với kỳ thi thử HSG quốc gia.

Tính toán tương tự ta có đại lượng ngẫu nhiên t3 với: 3 1 3 2 2 3 1 3 1 X X 11,69 10,88 t 1,02 10, 28 5, 27 8 8 n n − − = = = δ +δ +

Với kết quả thực nghiệm t3 = 1,02 < t0 ta chưa chấp nhận được kết quả về điểm số trung bình của kỳ thi thử HSG quốc gia và kết quả khảo sát đầu vào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đợt thực nghiệm với kết quả thu được cho thấy việc sử dụng chuyên đề bồi dưỡng phần Cơ học vật rắn với phương án dạy học đã áp dụng cho kết quả tốt và đạt được mục tiêu kỳ bồi dưỡng đội tuyển dự thi Olympic.

Đối với mục tiêu của kỳ bồi dưỡng HSG quốc gia thì kết quả thực nghiệm cho thấy chưa đáp ứng tốt. Điều này là rất khách quan và phù hợp thực tế. Bởi lẽ, kỳ thi HSG quốc gia có yêu cầu rất cao về độ khó và mức sáng tạo, cần có sự đầu tư và miệt mài của thầy và trò. Hơn nữa, mẫu thử của chúng ta là học sinh lớp 11 nên chưa đủ ‘độ chín’ về kiến thức, kỹ năng. Như thế đòi hỏi người thầy và các cấp quản lý phải có những quyết sách đúng đắn trong công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt kết quả cao hơn.

Qua phân tích và đánh giá trên, chúng ta kết luận rằng: Nếu xây dựng được chuyên đề bồi dưỡng học sinh chuyên Vật lý - phần Cơ học vật rắn có nội dung lý thuyết bổ túc được kiến thức; xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện nâng cao kỹ năng, phát triển tư duy lô-gic, tư duy toán học, tư duy vật lý tiếp cận được với đề thi Olympic Vật lý phổ thông các cấp về độ khó và mức sáng tạo; sử dụng chuyên đề theo hướng dạy – tự học – đánh giá và tự đánh giá thường xuyên thì sẽ phát triển năng khiếu vật lý của học sinh và nâng cao thành tích học tập của học sinh chuyên Vật lý ở trường THPT chuyên.

Do đó từ kết quả của thực nghiệm sư phạm đạt được cho phép khẳng định giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã nêu ra khi nghiên cứu đề tài là đúng đắn.

3.6. Rút kinh nghiệm về việc xây dựng và sử dụng chuyên đề bồi dưỡng phần Cơ học vật rắn dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trường THPT.

Qua quá trình xây dựng và sử dụng chuyên đề bồi dưỡng phần Cơ học vật rắn thực tế là trong quá trình thực nghiệm chúng tôi rút ra được một số vấn đề sau:

+ Hệ thống bài tập phải tăng cường hơn nữa “tính mới” và tăng độ khó, mức sáng tạo.

+ Về phương án tổ chức dạy học của chuyên đề : để học sinh có đủ “độ chín” về kiến thức, kỹ năng phải tăng cường khả năng tự học, kết hợp việc thi thử thường xuyên với đề thi tiếp cận được đề thi HSG cấp tương ứng.

+ Qua kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy HS đã đạt kết quả tốt đối với đề thi thử Olympic 30-4. Cụ thể là số HS đạt điểm trung bình từ 16 trở lên là 25% (so với kết quả khảo sát đầu vào là 0). Với kết quả thực nghiệm t2 = 2,33 > t0 ta chấp nhận t2 với sự sai lệch về điểm số trung bình của kỳ thi thử HSG Olympic và kết quả khảo sát đầu vào là đáng tin cậy với xác suất 95%.

+ Tuy nhiên, đối với mục tiêu của kỳ bồi dưỡng HSG quốc gia thì kết quả thực nghiệm cho thấy chưa đáp ứng tốt. Cần điều chỉnh phương án sử dụng chuyên đề. Bởi lẽ, kỳ thi HSG quốc gia có yêu cầu rất cao về độ khó và mức sáng tạo, cần có sự đầu tư và miệt mài của thầy và trò.

Tóm lại, việc quy trình xây dựng chuyên đề có tính khả thi và có ý nghĩa khoa học thực tiễn cao.

Kết luận chương 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy khi áp dụng đề tài vào thực tế dạy học đã giúp cho công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận đạt được thuận lợi và nâng cao hiệu quả đào tạo.

Qua quá trình thực nghiệm đề tài giúp cho tác giả nhìn lại những thành công và hạn chế về nội dung để biên soạn, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, mục đích, yêu cầu của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Quá trình thực nghiệm cũng giúp cho người thầy tự điều chỉnh quá trình dạy học theo hướng đổi mới. Với các phương án dạy học đã nêu trong đề tài và quá trình vận dụng vào chuyên đề bồi dưỡng một cách có khoa học đã mang lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG.

Đánh giá thực nghiệm của đề tài cho thấy việc phát hiện, tuyển chọn là khâu tiền đề quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì rằng học sinh giỏi vật lý ngoài nhưng tiêu chuẩn về năng lực vật lý, năng lực tư duy còn đòi hỏi năng lực toán ở mức độ cao.

Giáo viên có thể nghiên cứu sử dụng chuyên đề bồi dưỡng mà đề tài giới thiệu làm tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng HSG vật lý trong nhà trường, học sinh có thể sử dụng chuyên đề bồi dưỡng này làm bài tập rèn luyện để củng cố và làm giàu thêm kiến thức cho bản thân.

Với những kết quả đã đạt được nêu trên, cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là chấp nhận được.

Hướng tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện hơn chuyên đề bồi dưỡng phần “Cơ học vật rắn” đã xây dựng và định hướng nghiên cứu mở rộng hơn cho các phần như: Dao động và sóng cơ học, Quang học, Điện từ học …

KẾT LUẬN CHUNG

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh chuyên Vật lý - phần Cơ học vật rắn được biên soạn, chọn lọc có nội dung lý thuyết bổ túc được kiến thức đáp ứng yêu cầu các kỳ thi học sinh giỏi; xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện nâng cao kỹ năng, phát triển tư duy lô-gic, tư duy toán học, tư duy vật lý tiếp cận được với đề thi Olympic Vật lý phổ thông các cấp về độ khó và mức sáng tạo.

Chuyên đề đã được thiết kế theo từng modun kiến thức, sử dụng theo hướng dạy – tự học, đánh giá – tự đánh giá một cách thường xuyên đã góp phần phát triển năng khiếu vật lý của học sinh và nâng cao thành tích học tập của học sinh chuyên Vật lý ở trường THPT chuyên.

Với bước đầu kiểm nghiệm được bằng thực nghiệm sư phạm nhằm minh chứng cho tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.

Trên cơ sở khoa học của đề tài, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các phần kiến thức khác thuộc chương trình vật lý THPT với kiến thức mở rộng đến các bài tập với nội dung phong phú đa dạng hơn nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tư duy ở mức cao hơn.

Chúng tôi cũng có kiến nghị và đề xuất với Ban giám hiệu trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận triển khai ở các bộ môn, các phân môn việc nghiên cứu xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chúng tôi hy vọng việc xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng dựa trên cơ sở lý luận dạy học và theo quy trình khoa học sẽ góp phần rất lớn trong công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi và là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy cũng như bồi dưỡng HSG cho đơn vị mình.

Đề tài đề cập đến nội dung tương đối khó và mới của chương trình phổ thông và chương trình chuyên sâu ở trường THPT chuyên và trình độ có hạn của tác giả nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái . Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trung học phổ

thông, tập 1 Cơ học. NXBGD 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dương Trọng Bái, Tô Giang . Bài tập cơ học. NXBGD 2000.

3. Dương Trọng Bái, Nguyễn Thế Khôi, Vũ Quang, Bùi Trọng Tuân. Bài tập Vật lý phổ thông chọn lọc, tập 1. NXBGD 1983.

4. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn

Tụng. Bài tập vật lí đại cương, tập 1 Cơ – Nhiệt. NXBGD 1994.

5. Chương trình chuyên sâu THPT Chuyên môn Vật lí ban hành kèm theo văn

bản số 10803/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Giáo dục–Đào tạo.

6. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. GS.TS Vũ Dũng. Tâm lý học xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB

Từ điển Bách khoa 2011.

8. Tô Giang. Bồi dưỡng HSG Vật lý THPT – Cơ học 1, Cơ học 2. NXBGD 2010. 9. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền. Từ điển giáo

dục học. NXB Từ điển Bách khoa 2001

10. Nguyễn Đức Hiệp, Trần Xuân Tương. Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi Vật

lý toàn quốc. NXB Đồng Nai 1994.

11. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 12. NXBGD

2010.

12. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 10. NXBGD

2010.

13. I.E.Irôđôp, I.V Xaveliep, O.I Damsa. Tuyển tập các bài tập Vật lý đại cương

14. I.V Meserxki, H. Noibe. Tuyển tập bài tập cơ học lý thuyết (bản dịch), tập 1.

NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp 1977.

15. I.V Meserxki, H. Noibe.Tuyển tập bài tập cơ học lý thuyết (bản dịch), tập 2.

NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp 1977.

16. Jean Marie Brebec, Jean Noel Briffaut, Philippe Deneve,.... Cơ học vật rắn

(bản dịch). NXBGD 2002.

17. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Lưu Hải An, Phạm Vũ Kim Hoàng, Nguyễn

Đức Hiệp, Nguyễn Hoàng Kim. Bồi dưỡng Học sinh giỏi Vật lí THPT , Bài tập

Cơ học – Nhiệt học. NXBGDVN 2010.

18. Vũ Thanh Khiết, Vũ Đình Túy. Các đề thi học sinh giỏi Vật lý 2001-2011.

NXBGD 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Vũ Thanh Khiết, Vũ Đình Túy. Các đề thi học sinh giỏi Vật lý. NXBGD

2008.

20. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn

Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư. Vật lý 12 Nâng cao. NXBGD 2008.

21. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn

Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư. Vật lý 12 Nâng cao, sách giáo viên. NXBGD 2008.

22. Nguyễn Ngọc Long, Bạch Thành Công. Olimpic Vật lý châu Á(2000-2004).

NXBGD 2005.

23. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước. Lôgic học trong dạy học Vật lý. Đại

học Vinh 2001.

24. Phạm Thị Phú. Chuyển hóa phương pháp nhận thức vật lí thành PPDH vật

lí. Đại học Vinh 2007.

25. Phạm Thị Phú. Phối hợp các phương pháp nhận thức vật lí thực hiện dạy

học Vinh 2002.

26. Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số

56 /2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011.

27. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban

hành kèm theo thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012.

28. Hoàng Quý, Nguyễn Hữu Mình, Đào Văn Phúc. Cơ học. NXBGD 1969. 29. Nguyễn Anh Thi. 252 Bài toán cơ học vật rắn. NXBGD 2008.

30. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên)- Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế.

Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm Hà Nội

2002.

31. Nguyễn Đình Thước. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học dạy học Vật

lý. ĐH Vinh 2011.

32. Nguyễn Đình Thước. Phát triển tư duy học sinh trong dạy học bài tập Vật

lý. ĐH Vinh 2010.

33. Phạm Viết Trinh, Nguyễn Văn Khánh, Lê Văn. Bài tập vật lí đại cương, tập

Một phần của tài liệu Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh chuyên vật lý phần Cơ học vật rắn (Trang 89)