Về tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tình hình kháng kháng sinh của các chủng tụ cầu vàng phân lập được tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương (Trang 31)

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015 trên tổng số 1563 bệnh nhân có chỉ định tìm vi khuẩn tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Bằng việc thực hiện các kỹ thuật: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy phân lập và dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán tụ cầu vàng trong phòng xét nghiệm, chúng tôi đã phân lập được 82 chủng tụ cầu vàng, chiếm tỷ lệ 5,25%.

Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Đoàn Mai Phương và cộng sự (2010) nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2008, tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng là 11,9% [20]; cao hơn so với kết quả của tác giả Samuel So (2006) nghiên cứu trên kết quả phân lập vi khuẩn ở bệnh phẩm máu của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng huyết ở Liorin, Nigeria, tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng là 4,36% [25]; thấp hơn so với kết quả của Tsering (2001) nghiên cứu trên trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn ở Skikim, Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng là 9,46% [26]. Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn, thời gian nghiên cứu ngắn hơn, hơn nữa, thời gian thực hiện các nghiên cứu trên cũng cách xa thời gian chũng tôi thực hiện nghiên cứu. Hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân đang được chú trọng và ngày một nâng cao, người dân có trình độ học vấn và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể tốt, bên cạnh đó tỉ lễ nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tùy từng khu vực địa lý, khí hậu, từng bệnh viện, từng giai đoạn, điều kiện vệ sinh, bệnh nhân đã sử dụng hay chưa sử dụng kháng sinh, chất lượng của phòng xét nghiệm, kỹ năng của người làm xét nghiệm…

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tình hình kháng kháng sinh của các chủng tụ cầu vàng phân lập được tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương (Trang 31)