Bảng 4.1. Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%)
Thực liệu %DM %ADF %NDF %CP %OM Ash
Bã mía 84,37 47,68 81,24 4,48 96,05 3,95
Rơm khô 90,2 45,51 68,5 4,7 85,47 14,53
Thân lá
cây bắp 15,23 35,46 65,2 9,45 92,36 7,64
Hàm lượng vật chất khô của bã mía chiếm 84,37% (bảng 4.1). Phần trăm này thấp hơn so với kết quả báo cáo của Đỗ Thị Cẩm Hường (2012) nghiên cứu trên bã mía là 93,69% . Kết quả thấp là do bã mía trước khi tiến hành thí nghiệm đã được rửa sạch và sấy khô.
Tỷ lệ NDF của bã mía thu được 81,24% kết quả này thấp hơn kết quả của Đỗ Thị Cẩm Hường (2012) là 89,05%. Tỷ lệ ADF của bã mía là 47,68% và tỷ lệ protein thô là 4,48% thấp hơn Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2006) là 4,88%
Rơm lúa là nguồn thức ăn dự trữ cho bò, nó có hàm lượng vật chất khô khá cao, qua nghiên cứu ta thấy rơm chiếm 90,2% hàm lượng vật chất khô cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 83,2% DM và cao hơn báo cáo của Võ Phương Ghil (2011) là 87,81%. Hàm lượng protein thô của rơm trong thí nghiệm này rất thấp 4,7% kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) lần lượt là 4,74% và 4,68%. Hàm lượng NDF của rơm là 68,5% thấp hơn so với kết quả báo cáo của Võ Phương Ghil (2011) là 73,24%. Hàm lượng ADF là 45,51% cũng gần với nghiêm cứu của Võ Phương Ghil (2011) là 48,60%, nhưng cao hơn so với kết quả của Nguyễn Nhật Xuân Dung et al, (2009) là 36,44%.
Hàm lượng vật chất khô của thân lá cây bắp trong thí nghiệm này là 15,23% tương đương với kết quả nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2008) là 15,1%. Hàm lượng NDF và ADF lần lượt là 65,2% và 35,46% thấp so với kết quả của Trương Tuấn Khải (2000) là 66,9% hàm lượng NDF và 42,08% hàm lượng ADF kết quả này thấp hơn là do thân lá cây bắp của thí nghiệm này được lấy lúc còn tươi và non nên hàm lượng xơ thấp. Hàm lượng protein thô chiếm 9,45% kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Tuấn Khải (2000) là 9,0% CP.