Quy trình nhập hàng từ tàu lên bể chứa

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 36)

Nhận kế hoạch nhập hàng từ tổng công ty Dầu Việt Nam:

- Loại hàng - Số lượng

- Tên phương tiện vận chuyển - Thời gian nhập

Chuẩn bị bồn bể, cầu cảng cho tàu vào cảng xuất hàng

- Kiểm tra đường ống phía bờ chứa đầy xăng dầu hoặc rỗng.

- Đóng chặt và niêm phong các van có trên bồn trừ van nhập hàng. - Xả đáy hết nước trong bồn (nếu có)

- Xác định số lượng xăng dầu còn lại trong bồn (nếu có) trước khi nhập.

Trước khi nhập hàng

- Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của tàu.

- Kiểm tra các thiết bị PCCC của tàu phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

- Yêu cầu đại diện tàu giao hồ sơ lô hàng.

- Kiểm tra tình trạng niêm phong của các van trên tàu. - Đo chiều cao mức xăng dầu trong từng hầm hàng.

- Đo nhiệt độ và kiểm tra lượng nước tự do mỗi hầm hàng. - Tính toán và lập biên bản xác định số lượng hàng hóa tại tàu. - Nối ống thông tuyến từ tàu lên bể.

- Thông báo sẵn sàng nhập hàng và bắt đầu bơm hàng. + Trong quá trình bơm hàng:

- Khi hoàn tất các biên bản tính toán và kiểm tra, phân tích mẫu đạt chất lượng thì được phép bơm hàng.

- Kiểm tra mức chứa trên bể thường xuyên, tránh trường hợp để tràn xăng dầu.

- Kiểm tra dọc theo hệ thống đường ống sau mỗi giờ để phát hiện rò rỉ.

+ Kiểm tra tàu sau khi nhập:

- Mở hết các van tháo rút xăng dầu từ đường ống về hầm hàng.

- Dùng đèn pin phòng nổ hoặc gương phản chiếu ánh nắng để kiểm tra khô sạch ở các hầm hàng.

- Kiểm tra két chứa dầu máy, két dầu phụ, hầm cách ly phải giữ nguyên tình trạng như trước khi bơm.

Có 2 phương thức giao nhận hàng hoá:

- Nếu giao nhận theo phương thức nhận hàng tại tàu thì số liệu đo tính và giám định tại tàu có giá trị pháp lý.

- Nếu giao nhận theo phương thức nhận hàng tại bể thì số liệu đo tính và giám định tại bể có giá trị pháp lý.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 36)