Quy trình xuất hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 37)

4.2.1 Quy trình xuất hàng cho tàu

a)Trước khi xuất hàng:

- Kiểm tra các thiết bị PCCC của tàu phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

- Kiểm tra hồ sơ nhận hàng.

- Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của tàu. - Kiểm tra tính hiệu lực của Bảng tra dung tích của tàu. - Kẹp dây tiếp địa cho tàu.

- Kiểm tra độ sạch của hầm hàng

- Niêm phong các van không nằm trên đường ống nhập của tàu - Kiểm tra két chứa dầu máy, két dầu phụ, hầm cách ly.

- Ghi lại số công tơ trước xuất.

b)Trong khi xuất hàng:

- Kiểm tra mức chứa tại các hầm hàng của tàu thường xuyên, tránh trường hợp để tràn xăng dầu.

- Kiểm tra dọc theo hệ thống đường ống sau mỗi giờ để phát hiện rò rỉ.

c)Sau khi xuất hàng:

- Ghi lại số công tơ sau khi xuất - Tháo dây kẹp tiếp địa cho tàu. - Giám định số lượng hàng tại tàu.

- Lấy mẫu 2 can mẫu: 1 can cho phương tiện vận chuyển và 1 can mẫu lưu tại Xí nghiệp để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng. - Niêm phong các van và các nắp của hầm hàng.

- Viết phiếu xuất hàng và các biên bản kiểm tra, biên bản niêm.

- Phương thức giao nhận: Theo số lượng xuất tại Công tơ của Xí nghiệp

4.2.2 Quy trình xuất hang cho xe bồn

a)Trước khi xuất hàng:

- Kiểm tra các thiết bị PCCC của xe bồn phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

- Kiểm tra hồ sơ nhận hàng.

- Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của xe bồn. - Kẹp dây tiếp địa cho xe bồn.

- Kiểm tra niêm chì trên từng hầm hàng của xe bồn xem có đúng tiêu chuẩn theo giấy phép kiểm định phương tiện đo hay không.

- Kiểm tra độ sạch hầm hàng.

- Kiểm tra các hầm cách ly, đo mức dầu trong két chạy. - Hướng dẫn cho xe đậu đúng vị trí nhận hàng.

- Ghi chép số đầu của công tơ cấp hàng .

b)Trong khi xuất hàng:

- Nhân viên giao nhận tại cần xuất ôtô có trách nhiệm giám sát tình hình nhận hàng của xe bồn.

- Kiểm tra lưu lượng và áp suất thường xuyên

c)Sau khi xuất hàng:

- Ghi số công tơ sau khi xuất. - Tháo dây kẹp tiếp địa cho xe bồn.

- Cho xe bồn rời khỏi cần xuất đến trạm Kiểm định.

- Đo mức xăng dầu thừa hoặc thiếu so với tấm mức chuẩn của xe bồn và xác nhận vào biên bản.

- Kiểm tra các hầm cách ly, đo mức dầu trong két chạy giữ đúng tình trạng ban đầu.

- Lấy mẫu 2 can: 1 can cho phương tiện vận chuyển và 1 can mẫu lưu tại Xí nghiệp để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng.

- Niêm phong các van và các nắp của hầm hàng.

- Viết phiếu xuất hàng và các biên bản kiểm tra, biên bản niêm.

Phương thức giao nhận: Theo số lượng xuất tại Công tơ của Xí nghiệp

CHƯƠNG 5:

CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ HAO HỤT

5.1 CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN VÀ LƯU TRỮ XĂNG DẦU

a) Công tác an toàn PCCC trong quá trình giao nhận xăng dầu:

- Tuyệt đối tuân thủ các nội qui về bảo vệ, PCCC của Xí nghiệp - Tránh trường hợp phát ra tia lửa trong quá trình làm việc .

- Xung quanh khu vực nơi làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng và không để dầu vương vãi ra ngoài gây nguy cơ cháy nổ cao .

- Bố trí các bình chữa cháy đúng nơi đã qui định. • Đối với ôtô xitéc :

- Nghiêm cấm lái xe không có bằng lái vận hành xe ra vào kho nhận hàng .

- Cấm mang các can chứa xăng dầu vào trong kho .

- Trong khi bơm rót không được nổ máy, sữa chữa điện của xe . - Không được san hàng trong quá trình bơm hàng .

- Khi bơm xong hàng phải chờ một khoảng thời gian nhất định để giải toan tĩnh điện mới được chạy ra khỏi cần xuất hàng .

Đối với tàu :

- Đối với tàu chứa xăng, KO thì chỉ được cập 1 chiếc , đối với tàu chứa DO , FO thì cập được 2 chiếc .

- Yêu cầu chủ phương tiện cho hoạt động các thiết bị PCCC. Kiểm tra các vật liệu chống dầu loang vãi như: cát, mùn cưa, giẻ lau … Đưa đến những vị trí cần thiết để kịp thời đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra . - Yêu cầu mọi phương tiện khi vào nhận hàng phải trang bị đầy đủ đệm

va dọc theo mạn tàu – xàlan .

- Cấm mọi hoạt động có thể phát sinh ra tia lửa như: hàn, đun nấu, hút thuốc… Trong quá trình giao nhận hàng.

- Trong điều kiện thời tiết xấu như : sóng to, gió, mưa to kèm theo sấm chớp, bão… Phải dừng cấp hàng khi nào ổn định mới tiến hành tiếp tục công việc.

- Trong quá trình giao nhận hàng cấm mọi phương tiện khác neo đậu cập mạng phương tiện đang giao nhận hàng kể cả ghe đò…

Kho xăng dầu là nơi thường sinh ra hỗn hợp khí dễ bắt lửa. Khi vào trong môi trường thường tạo ra môi trường dễ cháy nổ và gây nổ, cho nên Tổng kho đã lập phương án phòng chống cháy nổ như sau :

- Thành lập đội chữa cháy gồm 52 người, lực lượng chủ yếu là đội bảo vệ- pccc và kết hợp với nhân viên giao nhận.

- Hàng năm thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về phòng chống cháy nổ do các cơ quan chuyên ngành giảng dạy .

- Lập phương án phòng chống cháy nổ và phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy ( PC23 ) phối hợp tác chiến khi có sự cố xảy ra.

- Thường xuyên trang bị các thiết bị cần thiết theo hướng dẫn của Công an (PC23) . Hàng tháng có các đợt kiểm tra lại chất lượng các thiết bị để sửa chữa, thay thế kịp thời.

5.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HAO HỤTa) Nguyên nhân gây hao hụt xăng dầu: a) Nguyên nhân gây hao hụt xăng dầu:

• Hao hụt do bay hơi tự nhiên:

- Xăng dầu là chất lỏng với cấu tạo bởi những phân tử nhẹ, dể dàng bay hơi ở nhiệt độ và áp xuất trong môi trường bình thường.

- Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng thì tốc độ bay hơi tăng.

- Khi diện tích và thể tích khoảng không tăng thì tốc độ bay hơi tăng. • Hao hụt do quản lý:

- Khi van hô hấp của bể chứa hở hoặc mở khi áp suất thấp gây hao hụt tăng.

- Khi bể chứa, các khớp nối bị rò rỉ gây hao hụt tăng.

- Khi nhập hoặc xuất hàng với lưu lượng thấp gây hao hụt cao.

- Khi nhập hoặc xuất vào phương tiện, bể chứa có nhiều lỗ thông hơi gây hao hụt cao.

- Thiết bị đo sai số nhiều gây thiếu hụt trong giao nhận.

b) Công tác quản lý hao hụt tại Xí nghiệp:

• Quản lý hao hụt trong khâu nhập:

- Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi nhập hàng. - Do đường ống nhập nhỏ và dài nên lưu lượng thấp, áp suất cao gây hao

hụt cao.

- Do van hô hấp nhỏ nên phải mở thông lỗ đo khi nhập hàng gây hao hụt cao.

- Thường phải chuyển loại sản phẩm chứa trong các bể nên nhập vào bể trống gây hao hụt cao.

c) Quản lý hao hụt trong khâu xuất:

- Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi xuất hàng. - Do đường ống xuất nhỏ, dài và công suất bơm nhỏ nên lưu lượng thấp,

gây hao hụt cao.

- Các phương tiện thường mở nắp hầm hàng khi nhận hàng gây hao hụt cao.

- Định kỳ hoặc đột xuất ao lường các lưu lượng kế tránh sai số cao.

c) Quản lý hao hụt trong khâu tồn chứa:

- Kiểm tra định kỳ độ kín và áp lực của các van hô hấp tại các bể chứa. - Kiểm tra định kỳ bể chứa, các khớp nối trên đường ống để phát hiện rò

rỉ.

- Do nguồn nước ngọt ít nên chưa thường xuyên làm mát các bể chứa gây hao hụt cao.

- Sơn bể chứa màu sáng để phản xạ ánh nắng mặt trời giảm thu nhiệt. - Do chưa lắp đặt đầy đủ mái phao cho các bể chứa nên hao hụt do thể

- Các bể không có mái phao được nhập đầy và xuất cạn để giảm hao hụt do thể tích mặt thoáng lớn.

- Do đo bể thủ công nhiều lần trong ngày gây hao hụt tăng.

Ngoài ra, Xí nghiệp thường xuyên phải đo tính số liệu thực tế trong khâu xuất, nhập và tồn chứa để so sánh với số liệu sổ sách nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp hao hụt bất thường, tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận:

Qua quá trình tìm hiểu công tác giao nhận của Xí nghiệp Tổng kho Xăng dầu Vũng Tàu em có một vài đánh giá và nhận xét như sau:

Đánh giá chung:

Vì nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước ngày càng tăng theo từng năm do sự phát triển kinh tế không ngừng trong những năm gần đây của đất nước. Đặc biệt là các ngành công nghiệp cần nhiều năng lượng, mặt khác thực hiện chiến lược phát triển của PetroVietNam, Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Vũng Tàu đã thâm nhập và mở rộng thị trường tại khu vực Vũng Tàu, Miền Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Vũng Tàu tiếp nhận đầu mối và cung ứng cho một thị trường rộng với sản lượng ngày một tăng, chủng loại hàng đa dạng có chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn Việt Nam. Số lượng thực hiện giao nhận cho các loại phương tiện Thủy – Bộ luôn luôn đảm bảo đúng và đủ. Sẵn sàng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của khách hàng.

Với phương thức giao nhận nhanh gọn, chính xác, linh hoạt, đảm bảo an toàn về mọi mặt. Dịch vụ cung ứng kịp thời, tận tình chu đáo.

Mặt bằng của Xí nghiệp Tổng Kho xăng dầu Vũng Tàu rộng lớn có nhiều bồn chứa với dung tích khác nhau, có từng hệ thống xuất nhập riêng nên thuận tiện cho việc tồn chứa, bảo quản, xuất nhập nhiều loại mặt hàng xăng dầu khác nhau.

Hệ thống đường ống riêng biệt từng loại hàng nên thuận tiện cho việc xuất nhập xăng dầu. Với đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, lành nghề, nghiệp vụ vững vàng.

Công tác giao nhận và bảo quản xăng dầu:

Do đơn giản hóa thủ tục hành chính cùng sự tận tình của nhân viên làm việc giàu kinh nghiệm nên thời gian giao nhận hàng được nhanh chóng thuận tiện.

Hệ thống đường ống có thể nhập, xuất một lúc 6 loại mặt hàng với hai cảng chính: Cảng thượng lưu (cho phép tàu 3.000 tấn) và Cảng Đầu (cho phép tàu 15.000 tấn) cập cảng. Với 8 cần xuất xe ôtô xitéc nên rất thuận tiện cho việc xuất, nhập xăng dầu. Hệ thống bơm công nghệ và đường ống đa dạng đáp ứng đủ lưu lượng phục vụ cho hai cảng và 8 cần xuất ôtô liên tục.

Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Vũng Tàu đã đề ra các biện pháp bảo quản và phòng chống hao hụt xăng dầu tuy nhiên vẫn tồn đọng một số nhược điểm khách quan và chủ quan như sau:

- Các thiết bị phục vụ cho sản xuất cũ, công suất nhỏ nên năng suất làm việc chưa đáp ứng kịp cho tốc độ xuất nhập hiện nay.

- Hệ thống đo tính, quản lý nhập - xuất còn thủ công, chưa đồng bộ nên tốn nhiều nhân công và kết nối thông tin trong vận hành chậm. - Viết phiếu, biên bản bằng tay nên còn chậm.

- Các thiết bị thu gom xăng dầu thải thủ công, chưa đồng bộ nên tốn nhiều công sức của công nhân.

- Đối với công tác xuất xe bồn do số cần xuất ít, chưa đáp ứng được khối lượng xuất nhập ngày càng tăng của thị trường, nên lượng xuất cho xe bồn còn hạn chế và phải chờ đợi lâu.

6.2 Kiến nghị:

Từ những đánh giá nhận xét ở trên em xin có một số kiến nghị sau nhằm mục đích đóng góp ý kiến phục vụ sản xuất của Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Vũng Tàu ngày một tốt hơn:

- Cần nâng cấp, lắp đặt thêm hệ thống đường ống xuất nhập lớn từ cảng vào kho và xây mới thêm cần xuất xe bồn.

- Cải tạo hệ thống thu gom xăng dầu thải, cặn từ bồn về một khu hố gạn dầu, tách lọc và bơm chuyển về bể chứa.

- Nâng cấp hệ thống bơm xuất nhằm tăng công suất xuất hàng.

- Thường xuyên tập luyện tình huống giả định về phòng cháy để tăng thêm nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.

- Đầu tư công nghệ đo bồn tự động:

+ Mô tả công nghệ: Công nghệ gồm các thiết bị đo mức chứa xăng dầu, nước và nhiệt độ tại bể chứa. Các thiết bị truyền số liệu đo về máy chủ, thông qua phần mềm tính toán ra các số lượng như thể tích ở nhiệt độ thực tế, thể tích ở 15oC, khối lượng…tại mỗi bể chứa. Số liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên và truyền dữ liệu từ máy chủ về các máy tính của các cấp quản lý thông qua mạng LAN hoặc WAN

+ Tiện ích: Giảm nhân công đo tính thủ công, tăng tính khách quan và tính chính xác, tăng khả năng cập nhật thông tin, giảm thời gian làm việc, theo dõi lưu lượng xuất nhập, cảnh báo mức chứa cao, quản lý hàng hóa từ xa.

- Quản lý và vận hành công nghệ nhập - xuất qua hệ thống tự động hóa:

+ Mô tả công nghệ: Công nghệ gồm các thiết bị van điện, lưu lượng kế điện tử (đo số lượng, nhiệt độ và tỷ trọng), máy in phiếu xuất, máy tính điều khiển trung tâm. Công nhân vận hành nhập số liệu cần xuất theo phiếu vào lưu lượng kế, người điều hành thông qua máy tính trung tâm nhận thông tin và điều khiển đóng mở van, đóng ngắt máy bơm khi xuất nhập. Van sẽ tự động ngắt khi xuất đủ lượng hàng đã nhập liệu ban đầu, người điều hành kiểm tra lại và nhấn lệnh cho in kết quả phiếu xuất.

+ Tiện ích: Giảm nhân công, giảm thời gian làm việc, độ khách quan cao, thủ tục nhanh chóng cho khách hàng, cập nhật số liệu thống kê tự động. - Đầu tư hệ thống thu gom xăng dầu bay hơi:

+ Mô tả công nghệ: Là một hệ thống khép kín gồm một bộ phận trung tâm tách lọc xăng dầu, bộ phận này được nối với các bể chứa, khu xuất tàu, xà lan và khu xuất xe bồn bằng các đường ống dẫn hơi xăng dầu. Sau khi tách lọc xăng dầu theo từng loại hàng, sản phẩm tách lọc sẽ được bơm chuyển lại các bể chứa.

+ Tiện ích: Thu lại được xăng dầu bay hơi nên giảm chi phí hao hụt rất lớn, giảm ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ cháy nổ.

Với những nhận xét chủ quan trên của em có thể chưa phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của xí nghiệp. Nhưng em nghĩ trong chiến lược phát triển tương lai của Xí nghiệp, những ý kiến đóng góp của em sẽ góp phần vào việc hiện đại hóa công nghệ của Xí nghiệp, nâng cao năng suất lao động, phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác nhằm tăng năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường.

THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

1. Barem - Bảng tính dung tích của bể chứa, tàu, xe bồn được quy từ chiều cao mức chứa sang thể tích.

2. PCCC – Phòng cháy chữa cháy.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w