Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán hàng tại Công ty Giống rau quả trung ương

Một phần của tài liệu 206 kế toán bán nhóm hàng rau quả tại công ty giống rau quả trung ương (Trang 38 - 43)

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẾ KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG RAU QUẢ TẠI CÔNG TY GIỐNG RAU QUẢ TRUNG

3.2. Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán hàng tại Công ty Giống rau quả trung ương

Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Công ty chưa tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ có thể dẫn đến giá vốn hàng tiêu thụ cao hơn so với thực tế và việc xác định kết quả bán hàng là chưa được chính xác. Thêm vào đó kế toán không phân bổ chi phí thu mua cho từng loại mặt hàng nên không xác định được giá vốn hàng xuất bán cho từng mặt hàng.

3.2. Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán hàng tại Công ty Giống rau quả trung ương quả trung ương

Qua quá trình thực tập tại công ty, trên cơ sở những kiến thức thực tế kết hợp với những kiến thức đã học trong nhà trường, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng tại Công ty Giống rau quả trung ương bên cạnh những ưu điểm đã đạt được còn một vài hạn chế. Nếu khắc phục được những tồn tại đó thì công tác kế toán bán hàng sẽ được nâng cao và hoàn thiện hơn. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế và tồn tại trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng tại DN nói riêng:

Thứ nhất: về phương thức tiêu thụ hàng hóa

Công ty nên mở rộng thêm các phương thức tiêu thụ khác như gửi hàng qua các đại lý, ký gửi ở khắp các tỉnh trên cả nước, cập nhật trên các mạng truyền thông, internet… nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty hơn nữa. Điều này góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận cho toàn Công ty. Với phương thức bán hàng qua các đại lý ký gửi được hạch toán như sau:

1) Khi gửi hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng, xuất hàng hóa, thành phẩm cho đơn vị nhận bán đại lý, ký gửi theo hợp đồng kinh tế, căn cứ phiếu xuất kho, phiêu nhập kho hàng gửi bán, kế toán ghi Tăng trị giá hàng gửi đi bán (TK 157), và ghi Giảm trị giá hàng hóa, thành phẩm (TK 156, 155).

2) Hàng hóa gửi bán được xác định là đã bán trong kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu ghi Tăng tiền mặt (TK 111), tiền gửi ngân hàng (TK 112), phải thu khách hàng (TK 131), ghi Tăng doanh thu tiêu thụ của hàng gửi đi bán (TK 511), Tăng thuế GTGT đầu ra phải nộp (TK 33311). Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng gửi đi bán đã được tiêu thụ ghi Tăng giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi Giảm giá trị hàng gửi bán (TK 157)

3) Trường hợp hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại, kế toán ghi Tăng trị giá hàng hóa, thành phẩm (TK 156, 155) và ghi Giảm trị giá hàng gửi bán (TK 157).

Kế toán DN mới chỉ mở chi tiết TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành TK cấp 2: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” phản ánh doanh thu bán hàng chung, do vậy sẽ không theo dõi được tình hình doanh thu của từng mặt hằng, kế toán DN nên mở chi tiết thành TK cấp 3 theo doanh thu của từng mặt hàng như sau:

TK 51111: Doanh thu bán hàng rau cải củ TK 51112: Doanh thu bán hàng rau cải ăn lá

TK 51113: Doanh thu bán hàng rau cải bẹ 818 các loại TK 51114: Doanh thu bán hàng đậu đỗ

TK 51115: Doanh thu bán hàng quả các loại TK 51116: Doanh thu bán hàng rau củ quả khác TK 51117: Doanh thu bán hàng hạt giống các loại TK 51118: Doanh thu bán hàng nông sản….

Việc mở chi tiết TK 5111 thành TK cấp 3 theo doanh thu từng mặt như trên sẽ giúp DN nắm bắt tình hình doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng, từ đó sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình và thị trường tiêu thụ của từng mặt hàng rau quả, giúp DN đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh kịp thời và đúng đắn.

Thứ ba: về hệ thống sổ sách kế toán

Kế toán DN nên mở sổ chi tiết bán hàng theo từng mặt hàng để phản ánh doanh thu bán hàng của từng mặt hàng. Sổ chi tiết bán hàng mặt hàng được mở theo mẫu sau (Biểu số 14)

Mẫu sổ này được mở theo từng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán. Theo mẫu này các mặt hàng khi xuất bán sẽ được theo dõi từng sổ riêng biệt. Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh các chứng từ sẽ được phân loại cho từng mặt hàng và ghi vào sổ chi tiết bán hàng tương ứng. Việc mở sổ chi tiết bán hàng sẽ giúp cho DN có thể theo dõi tình hình doanh thu của từng mặt hàng được cụ thể, chính xác, điều này giúp cho việc phân tích tình hình tiêu thụ và phát triển của từng mặt hàng được thuận lợi hơn, từ đó ta sẽ có những chính sách

bán hàng, chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường.

Thứ tư: về tổ chức công tác kế toán: thiết lâp dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của DN khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

 Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Trong đó:

- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc vác trong quá trình mua hàng, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Việc hạch toán giá gốc hàng tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán ban hành.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

 Phương pháp lập dự phòng

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lâp báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

- Trên cơ sở tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của từng mặt hàng, kế toán xác định mức dự phòng tồn kho theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa = Lượng vật tư, hàng hóa thực tế

tồn kho tại thời điểm lập BCTC X

Giá gốc hàng tồn kho theo sổ

kế toán -

Giá trị thuần có thể thực hiện được của

hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng tổng kê chi tiết, bảng kê

là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại có mức giá riêng biệt.

- Phương pháp hạch toán kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” với kết cấu tài khoản như sau:

Bên Nợ: Giá trị dự phòng hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

Hạch toán kế toán nghiệp vụ giảm giá hàng tồn kho

1) Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên ghi Tăng giá vốn hàng bán (TK 632), và ghi Tăng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159).

2) Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi Tăng giá vốn hàng bán (TK 632), và ghi Tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159)

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Lĩnh vực kinh doanh của DN là Xuất Nhập khẩu các loại giống, rau quả… với tính đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, việc phát triển của DN chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường bên ngoài (tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng,…) do vậy việc thiết lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với DN là điều hết sức cần thiết, nếu DN làm tốt công tác thiết lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho điều này sẽ giúp cho DN giảm thiểu được rủi ro, tránh được những tổn thất về kinh tế, tài chính.

Thứ năm: Phân bổ chi phí thu mua

Tại Công ty kế toán tiến hành phân bổ toàn bộ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ mà không phân bổ cho số hàng còn tồn kho cuối kỳ, như thế là làm sai

nguyên tác phù hợp trong kế toán, vừa không đúng chế độ lại vừa không phản ánh chính xác giá vốn hàng bán ra dẫn đến thông tin về kết quả bán hàng, kết quả kinh doanh cũng không được xác định một cách chính xác. Vì vậy, kế toán nên phân bổ chi phí thu mua này cho hàng đã tiêu thụ và hàng còn tồn kho cuối kỳ, các chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí lưu kho, lưu bãi,…

Chi phí thu mua trong kỳ phân bổ cho hàng hóa đã tiêu thụ và hàng hóa tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:

CP thu mua PB cho hàng tiêu thụ

trong kỳ =

CP thu mua

tồn đầu kỳ + CP thu mua PS trong kỳ Trị giá hàng

mua trong kỳ + Trị giá hàng tồn cuối kỳ

Kế toán nên phân bổ chi phí thu mua cho từng mặt hàng để tính giá vốn hàng xuất bán cho từng mặt hàng thay vì cuối kỳ cộng tổng toàn bộ chi phí thu mua trong kỳ để tính giá vốn chung cho từng. Nếu trong một lần mua nhiều mặt hàng mà chi phí thu mua được trả chung thì kế toán nên tiến hánh phân bổ chi phí thu mua cho từng mặt hàng nhập mua dựa theo công thức sau:

CP thu mua PB cho mặt hàng A

Một phần của tài liệu 206 kế toán bán nhóm hàng rau quả tại công ty giống rau quả trung ương (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w