Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn vớ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ÁP DỤNG WEB SERVICES TRONG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 25)

tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn với Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

2.3. Phân loại

Trong thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển thương mại điện tử, Người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của thương mại điện tử và Chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Theo tính chất của người tham gia, thương mại điện tử bao gồm:

• Người tiêu dùng:

o C2C (Consumer to Consumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng.

o C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp.

o C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với Chính phủ.

• Doanh nghiệp:

o B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng.

o B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp.

o B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ.

o B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với nhân viên.

• Chính phủ:

o G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 26

o G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp.

o G2G (Government to Government): Chính phủ với Chính phủ.

Trong đó, B2B và B2C là hai loại hình giao dịch thương mại điện tử quan trọng nhất.

• B2B (Business to Business): là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng. Các bên tham gia giao dịch gồm: người trung gian trực tuyến, người mua và người bán. Các loại giao dịch gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán [4].. Các loại giao dịch cơ bàn:

o Bên bán: (một bên bán - nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua. Có ba phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: bán từ Catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá, bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước. o Bên mua: một bên mua – nhiều bên bán

o Sàn giao dịch: nhiều bên bán – nhiều bên mua

o Thương mại điện tử phối hợp: các đối tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm.

• B2C (Business to Consumer): đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa, theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực) hoặc theo kênh bán (bán trực tiếp hoặc qua kênh phân phối) [4].. Một số hình thức của cửa hàng bán lẻ trên mạng:

o Brick-and-mortar: là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng internet.

o Click-and-mortar: là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng

o Cửa hàng ảo: là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống.

2.4. Các hình thức hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ÁP DỤNG WEB SERVICES TRONG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 25)