Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 25)

C ần Thơ, ngày tháng năm

3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng

DUNG – SÓC TRĂNG

3.2.1 Trồng trọt Cây Mía

Mía là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, người dân nơi đây nhiều nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này. Thu nhập từ mía vẫn đóng

vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập của các nông hộ.

Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng mía huyện Cù Lao Dung từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/ 2014

Diện tích (ha) 7.806 7.956 8.215 7.399

14

Năm 2011 diện tích xuống giống mía của huyện là 7.806 ha, đạt 100,08

% kế hoạch, tăng 205 ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đạt 936.720

tấn. Chủ yếu là các giống QĐ 11, ROC 16, ROC 22, VĐ 86-368, DLM, K 95- 156, K 88-92, KU 60-3, suphanburi-7 … chiếm trên 70% tổng diện tích gieo

trồng. Năng suất bình quân 120 tấn/ha, giá bán đầu vụ 1.110 đồng/kg đối với

10 chữ đường.

Diện tích xuống giống năm 2012 là 7.956 ha, đạt 100,71% kế hoạch,

tăng 150 ha so với năm 2011, các giống mía phổ biến được trồng như: ROC

16, VĐ 86 - 368, K 95 - 156, K 95 - 84, K 88 - 92, KK - 4, KK - 6. Sản lượng đạt 954.720 tấn. Nhìn chung, năm 2012 người trồng mía gặp nhiều khó khăn như: ảnh hưởng nước mặn xâm nhập vào đất liền, triều cường dâng cao gây

ngập cục bộ; giá vật tư nông nghiệp, chi phí lao động, thu hoạch, vận chuyển đều tăng, trong khi giá mía nguyên liệu thấp hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra do

ảnh hưởng thời tiết nên hiện tượng mía trổ cờ khá phổ biến, làm giảm năng

suất (ước khoảng 5% - 10% năng suất). Người trồng mía có lãi thấp và nhiều

hộ bị lỗ.

Diện tích xuống giống niên vụ năm 2013 là 8.215 ha, đạt 109,53% kế

hoạch (tăng 259 ha), với sản lượng 960.000 tấn. Trong năm huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân ký kết tiêu thụ mía nguyên liệu với các

Công ty mía đường được 7.239 ha, đạt 96,52% chỉ tiêu phân bổ. Trong đó,

công ty Mía đường Cần Thơ 3.600 ha (đạt 91,13% kế hoạch), công ty Cồn

Long Mỹ Phát 950 ha (đạt 100% kế hoạch) và công ty Mía đường Sóc Trăng 2.689 ha (đạt 103,42% kế hoạch). Giá sàn ký hợp đồng là 830 đồng/kg (10 chữ đường), thấp hơn 70 đồng/kg so với năm trước. Qua triển khai kế hoạch

phân bổ vùng nguyên liệu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mía

đường xây dựng vùng mía năng suất, chất lượng cao; đồng thời giúp nông dân

an tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Theo ghi nhận của huyện giá mía thu hoạch tại thời điểm năm 2013 là 890 đồng/kg (10 chữ đường, giảm khoảng 250 đồng/kg); nếu bán tại rẫy bình quân 650 đồng/kg. Nhìn chung, giá mía năm 2013 thấp nhất trong vài năm gần đây, trong khi đó đặc thù của sản xuất mía là sử dụng lao động nặng nhưng lại

khan hiếm, giá thuê mướn, vật tư nông nghiệp, vận chuyển đều tăng. Do đó, người trồng mía lãi thấp, thậm chí một số hộ bị lỗ.

Diện tích xuống giống niên vụ 2014 - 2015 là 7.399 ha, đạt 92,49 % kế

hoạch, giảm 816 ha so với cùng kỳ, trong đó đất mía chuyển sang nuôi tôm

15

Bên cạnh đó, dự án cánh đồng mía mẫu đã triển khai 70,7 ha tại 2 xã: An Thạnh Tây với 25 ha, An Thạnh Đông với 22,7 ha, An thạnh 3 với 23 ha với

02 giống chủ lực là K 95 - 156 và K 88 - 92. Phòng Nông nghiệp thường

xuyên kiểm tra, theo dõi lấy các chỉ tiêu và cánh đồng mía mẫu cũng đang

phát triển tốt.

Nhìn chung tình hình sản xuất mía của địa phương trong thời gian qua

không có thay đổi quá lớn về diện tích và sản lượng. Năng suất trên ha vẫn giao động ở mức 120 tấn. Tùy thời điểm thị trường mà giá bán của các hộ nông dân khác nhau, trong đó một phần được các doanh nghiệp bao tiêu sản

phẩm. Nhìn nhận chung của người dân là với giá mía như hiện nay thì việc thu

hoạch vẫn không lời nhiều thậm chí bị thua lỗ. Chính quyền cũng đã có những

biện pháp can thiệp nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào, vì đây là vấn đề

chung của cả ngành mía.

Màu, lương thực thực phẩm các loại

Mía là loại cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Cù Lao Dung song bên cạnh đó rau màu, lương thực thực phẩm các loại cũng chiếm một diện tích khá

lớn trên địa bàn huyện. Chủ yếu là bắp, khoai, đậu xanh và rau đậu các loại.

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2011 2012 2013

Rau đậu các loại Đậu xanh Khoai các loại Bắp, bắp lai 2,033 1,880 2,320 1,955 1,897 302 1,753 1,600 2442 248 304 2,261 248 Diện tích (ha) Năm

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Cù Lao Dung

Hình 3.2 Biểu đồ diện tích màu, thực phẩm các loại giai đoạn 2011-2013 Bắp, khoai các loại là loại cây trồng chủ yếu và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhóm này. Năm 2013 diện tích bắp trên địa bàn huyện là 1.753 ha, giảm 202 ha so với năm 2012 và giảm 280 ha so với 2011. Diện tích khoai năm 2013 là 1600 ha giảm 297 ha so với năm 2012 và giảm 280 ha so với năm

16

2011. Bao gồm diện tích khoai lang và khoai môn, trong đó khoai môn sáp đạt năng suất cao, bán được giá, bình quân lợi nhuận khoảng 120 triệu/ha.

Diện tích rau đậu các loại có thay đổi qua 3 năm, năm 2013 diện tích rau đậu các loại tăng 181 ha so với 2012 và tăng 122 ha so với 2011. Diện tích đậu xanh năm 2013 là 248 ha, giảm 56 ha so với 2012 và giảm 54 ha so với 2011.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)