Đặc điểm lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 35)

C ần Thơ, ngày tháng năm

4.1.5 Đặc điểm lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của nông hộ

Lao động trong nông hộ được chia thành hai nhóm là: lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Lao động nông nghiệp

Qua bảng 4.6 ta thấy được tỷ lệ lao động nông nghiệp trung bình của hộ

là 2,23 người. Cụ thể có 4 trên 130 hộ có số lao động nông nghiệp = 0 chiếm 3,08%. Số hộ có 1 - 2 lao động nông nghiệp là 92 hộ chiếm 70,77%. Số hộ có 3 - 4 lao động nông nghiệp là 31 hộ chiếm 23,85%. Còn lại 3 hộ có số lao

động nông nghiệp là 5, chiếm 2,31%

Bảng 4.6: Tỷ lệ lao động nông nghiệp của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Đặc điểm của thành viên trong hộ Tần số Tỷ lệ(%) Giới tính Nam Nữ 170 229 50,15 49,85 Số người trong độ tuổi lao động 288 72,18 Số người ngoài độ tuổi lao động 111 27,82

Học vấn trung bình Trung học cơ sở

Tổng 399 100

Số lao động nông nghiệp (người ) Tần số Tỷ lệ(%)

0 4 3,08 1 – 2 92 70,07 3 – 4 31 23,85 5 3 2,31 Trung bình 2,23 Độ lệch chuẩn 0,93 Tổng 130 100

24

Do nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân địa

phương nên trung bình các hộ có 2,23 người tham gia hoạt động nông nghiệp. Trong đó bao gồm việc sản xuất mía, cây trồng khác và chăn nuôi thủy sản. Diện tích đất trung bình hộ ở mức là 8.725m2 do đó các hộ thường tận dụng nguồn lao động sẵn có ở gia đình tham gia vào sản xuất. Một phần do đặc

trưng mùa vụ nên một số nông hộ thường kết hợp làm nhà và thuê mướn thêm

lao động.

Ngoài các thành viên tham gia lao động nông nghiệp thì bên cạnh đó

trong nông hộ còn có các thành viên tham gia lao động ở lĩnh vực phi nông nghiệp. Bao gồm các công việc như: làm công ăn lương, làm thuê nông nghiệp, các nghề khác như thợ hồ, may mặc, làm tóc và các lao động tham gia các công việc nhà nước như giáo viên, cán bộ viên chức ở huyện, xã.

Bảng 4.6 chỉ ra rằng số nông hộ có tham gia hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 30,77% tương ứng là 40 hộ. Trong đó số hộ có 1 lao động phi nông nghiệp là 25 hộ chiếm tỷ lệ 19,23%; số hộ có 2 lao động phi nông nghiệp là 12 hộ chiếm 9,23%; số hộ có số lao động phi nông nghiệp là 3, 4, 5 người

tương ứng là 1 hộ chiếm tỉ lệ tương ứng 0,77%.

Lao động phi nông nghiệp

Tùy thuộc vào qui mô nhân khẩu và đặc điểm của nhân khẩu mà các hộ

có số lao động phi nông nghiệp khác nhau.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy rằng chỉ có 40 nông hộ trên tổng số 130 nông hộ có lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 30,77%. Trong đó, số hộ có 1 lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là 25 hộ chiếm tỷ lệ 19,23%. Số hộ có 2 lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là 12 hộ chiếm tỷ lệ 9,23%. Số hộ lần lượt có 3, 4, 5 lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là 1 hộ cùng chiếm tỷ lệ 0,77%.

25

Bảng 4.7. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍ A Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG

4.2.1 Đa dạng thu nhập của nông hộ trồng mía

Bên cạnh hoạt động sản xuất mía là chủ yếu thì các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động khác góp phần đa dạng hóa và tăng thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.8 đưa ra kết quả như sau:

Có 32 hộ có số hoạt động ra tạo thu nhập là 1 chiếm tỷ lệ 24,62%. Có nghĩa là 32 hộ này chỉ tham gia vào một hoạt động duy nhất tạo thu nhập đó là

sản xuất mía. Các hộ này là những hộ có ít nhân khẩu, hoặc do các nhân khẩu chỉ tập trung vào việc sản xuất mía không tham gia vào các hoạt động khác. Số hộ có tham gia 2 hoạt động tạo thu nhập là 71 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,62%. Trong đó chủ yếu là hoạt động trồng mía và hoạt động làm thuê từ

nông nghiệp. Số hộ có tham gia 3 hoạt động tạo thu nhập là 22 hộ chiếm tỷ lệ

16,92%. Số hộ có tham gia 4 hoạt động tạo thu nhập là 4 hộ chiếm tỷ lệ 3,85%. Lao động phi nông nghiệp (người) Tần số các hộ tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) 0 90 69,23 1 25 19,23 2 12 9,23 3 1 0,77 4 1 0,77 5 1 0,77 Trung bình 0,446 Độ lệch chuẩn 0,85 Tổng 130 100

26

Bảng 4.8 Số hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Kết quả từ bảng 4.8 cũng cho thấy rằng thu nhập trung bình của nông hộ

trồng mía tăng theo số hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ. Cụ thể, thu nhập trung bình của các hộ có 1 hoạt động tạo thu nhập là 22.464 ngàn

đồng/năm. Hộ có 2 hoạt động tạo thu nhập có thu nhập trung bình là 69.096 ngàn đồng/năm tăng 2,07% so với hộ có 1 hoạt động tạo thu nhập. Hộ có 3 hoạt động tạo thu nhập có thu nhập là 88.929 ngàn đồng/năm, tăng 0,28% so với hộ có 2 hoạt động tạo thu nhập. Tương tự thì các hộ có 4 hoạt động tạo thu nhập có thu nhập cao hơn các hộ có 3 hoạt động tạo thu nhập, với mức tăng là

1,35% tương ứng là 208.923 ngàn đồng/năm.

4.2.1.1 Thu nhp t hoạt động nông nghip

Các hoạt động tạo thu nhập của 130 hộ phỏng vấn được ghi nhận cụ thể

bao gồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp.

Trong đó các hoạt động nông nghiệp gồm: trồng mía, trồng khoai, trồng sắn, trồng dừa, trồng bắp và nuôi tôm. Số hoạt động Tần số Tỷ lệ (%) Thu nhập trung bình trên hộ ( ngàn đồng/ năm) Mức tăng thu nhập trung bình (%) 1 32 24,62 22.464 2 71 54,62 69.096 2,07 3 22 16,92 88.929 0,28 4 5 3,85 208.923 1,35

27 Bảng 4.9. Hoạt động nông nghiệp của nông hộ

Hoạt động nông nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Trồng mía 130 100 Trồng dừa 12 9,23 Khoai lang 2 1,53 Củ sắn 11 8,46 Bắp 3 2,31 Tôm thẻ 2 1,54 Tổng 130 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Qua kết quả từ bảng 4.9 thấy được bên cạnh trồng mía thì có 30 hộ tham gia trồng các lại cây khác và nuôi tôm thẻ. Cụ thể có 12 hộ trồng dừa chiếm tỷ

lệ 9,23%; các hộ này chủ yếu trồng dừa trên phần diện tích bờ vườn, tận dụng các khoảng đất trống quanh nhà. Số hộ tham gia trồng khoai lang là 2 hộ

chiếm tỷ lệ 1,53%. Số hộ trồng trồng củ sắn là 11 hộ chiếm tỷ lệ 8,46%. Số hộ

tham gia trồng bắp là 3 hộ chiếm tỷ lệ 2,31%.

Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện có bùng phát việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng tuy nhiên với 130 hộ được phỏng vấn chỉ có 2 hộ nuôi tôm thẻ chiếm tỷ lệ 1,54%. Nguyên nhân là do kết quả thực tế cho thấy rằng các hộ được phỏng vấn hầu hết là các hộ cận nghèo, nghèo và các hộ có diện tích đất ít, không đủ vốn để chuyển đổi hay mở rộng sang nuôi tôm thẻ.

Bảng 4.10: Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ

Hoạt động nông nghiệp Thu nhập thấp nhất (ngàn đồng/hộ/năm) Thu nhập trung bình (ngàn đồng/hộ/năm) Thu nhập cao nhất (ngàn đồng/hộ/năm) Trồng mía 484 32.142 254.710 Trồng dừa 2.240 22.615 132.000 Trồng sắn - 3.300 7.200 21.000 Trồng khoai 2.000 10.200 18.400 Trồng bắp 2.925 6.841 11.600 Nuôi tôm 150.000 225.000 300.000

28

Thu nhập từ hoạt động trồng mía của nông hộ trung bình đạt 32.142 ngàn

đồng/hộ/năm. Trong đó thấp nhất là 484 ngàn đồng/hộ/năm và cao nhất là 254.710 ngàn đồng/hộ/năm. Do chênh lệch về diện tích đất, giá bán và giống mía khác nhau nên có sự chênh lệch về thu nhập từ hoạt động trồng mía giữa các nông hộ. Cụ thể, ở khu vực xã An Thạnh đông các hộ trồng chủ yếu là mía

nước (ROC 16), loại mía này được bán theo bó với giá giao động từ 20 - 30

ngàn đồng trên bó/18kg. Trong khi các hộ trồng mía ở xã An Thạnh 2 và Đại Ân 1 lại trồng mía ký là chủ yếu, gồm các giống như: ROC 22, ROC 92, 95, U

đại đường. Các hộ này bán mía với hình thức cân ký theo giá nhà máy đường

hay bán đám cho các thương lái với giá qua các năm chưa đến 1.000 đồng/kg. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do đặc điểm địa hình của các xã quyết định. Do 2 xã An Thạnh 2 và Đại Ân 1 nằm liền kề sông lớn nên đất ở

hai khu vực này bị xâm nhập mặn, không thích hợp cho việc trồng mía nước. Một số hộ có thử trồng, tuy nhiên thương lái rất hạn chế mua hay chỉ mua

dưới dạng cân ký, giá mía không cao như ở xã An Thạnh Đông.

Trong 12 hộ tham gia trồng dừa thì hộ có thu nhập thấp nhất là 2.240

ngàn đồng/hộ/năm, cao nhất là 132.000 ngàn đồng/hộ/năm, trung bình là 22.615 ngàn đồng/hộ/năm. Do dừa đã được trồng lâu năm và cho trái ổn định nên các hộ thường không bỏ công chăm sóc hoặc chăm sóc ít với chi phí chăm

sóc thấp nên thu nhập từ dừa gần như là ổn định. Không có sự khác biệt nhiều về sản lượng mà chủ yếu sự tăng giảm thu nhập là do giá quyết định. Các hộ

cho biết thêm rằng tùy thời điểm mà giá dừa khác nhau, có lúc dao động hàng chục nghìn đồng giữa các đợt thu hoạch.

Trên địa bàn huyện sắn thường được trồng vào dịp tết, vụ sắn trung bình

được trồng trong 4 tháng là thu hoạch. Các hộ tham gia trồng sắn chiếm 8,46%

tương đương 11 hộ trong 130 hộ phỏng vấn. Thu nhập giữa các hộ có sự

chênh lệch lớn. Có 2 hộ trong 11 hộ có thu nhập âm. Cụ thể hộ có thu nhập thấp nhất là -3.300 ngàn đồng/hộ/năm. Hộ có thu nhập cao nhất là 21.000 ngàn/hộ/năm. Trung bình là 7.200 ngàn đồng/hộ/năm. Nguyên nhân có sự

khác biệt trên là do giá bán và năng suất của các hộ khác nhau trong vụ thu hoạch.

Bên cạnh có 3 hộ tham gia vào hoạt động trồng bắp với mức thu nhập trung bình là 6 triệu 841 ngàn đồng/hộ/năm, thấp nhất nhất là 2 triệu 925 ngàn

đồng/hộ và cao nhất là 11 triệu 600 ngàn đồng/hộ/năm.

Từ năm 2011 việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện bùng phát thay cho diện tích tôm sú, tuy nhiên trong 130 nông hộ được phỏng vấn chỉ có 2 hộ

29

tham gia nuôi loại thủy sản này. Thu nhập trung bình của 2 hộ này là 225 triệu

đồng/hộ/năm, trong đó, hộ có thu nhập cao nhất là 300 triệu đồng/hộ/năm, hộ

có thu nhập thấp nhất là 150 triệu đồng/hộ/năm.

4.2.2.2 Thu nhp t hoạt động phi nông nghip ca h

Nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu song bên cạnh các hộ còn có nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp. Ở đây chủ yếu là các hoạt động làm thuê từ xí nghiệp, làm công ăn lương, các nghề khác.

Qua bảng 4.9 ta thấy được số hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 45,38% trên 130 hộ được phỏng vấn, tương ứng là 59 hộ. Trong đó,

có 18 hộ có lao động làm việc nhà nước chiếm tỷ lệ 13,85% với mức thu nhập trung bình là 45 triệu 136 ngàn đồng/người/năm . Các lao động này chủ yếu là giáo viên, cán bộ, viên chức nhà nước ở xã, huyện. Số hộ có lao động làm ở

các xí nghiệp, công ty là 27 hộ chiếm tỷ lệ 20,77% với mức thu nhập trung bình là 44 triệu 136 ngàn đồng/người/năm. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp thì các lao động này góp phần tạo thu nhập ổn định cho nông hộ. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có 4 hộ góp phần tăng thu nhập cho gia đình bằng việc buôn bán tại nhà, cụ thể là các tiệm tạp hóa vừa và nhỏ với mức thu nhập trung bình là 24.400 ngàn đồng/năm chiếm tỷ lệ 3,08%. Bên cạnh có 2 hộ có

lao động làm nghề thợ hồ chiếm tỷ lệ 1,53%, vì hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ nên các lao động này tận dụng thời gian rãnh rỗi để tạo thêm thu nhập. Mức thu nhập trung bình từ hoạt động này là 66.000 ngàn

đồng/người/năm. Ngoài ra còn có 8 hộ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác như: thợ may, thợ làm tóc, đi ghe... chiếm tỷ lệ 6,15%, mức thu nhập trung bình của các hoạt động này là 29.875 ngàn đồng/người/năm.

Bảng 4.11 Thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ

Hoạt động phi nông nghiệp Tần số hộ tham gia Tỷ lệ (%) Thu nhập trung bình (ngàn đồng người/năm) Nhà nước 18 13,85 45.136 Xí nghiệp 27 20,77 44.136 Buôn bán 4 3,08 24.400 Thợ hồ 2 1,53 66.000 Khác 8 6,15 29.875 Tổng hộ tham gia 59 45,38 Tổng nông hộ 130 100

30

Các hoạt động phi nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc tăng thu

nhập cho nông hộ trong năm sản xuất. Vừa tận dụng được thời gian rãnh rỗi trong lúc sản xuất nông nghiệp vừa tận dụng được lao động sẵn có trong hộ để

giải quyết bài toán thu nhập. Tuy nhiên tùy vào qui mô nhân khẩu mà các hộ

có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không giống nhau, tùy nghành nghề mà thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của các nông hộ cũng khác nhau.

4.2.2.3 Thu nhp khác: Làm thuê nông nghip và tr cp

Bên cạnh tham gia trồng mía, chăn nuôi, các lao động nông nghiệp trong

gia đình còn tham gia các hoạt động làm thuê nông nghiệp trong thời gian nhàn rỗi. Chủ yếu là làm thuê cho các nông hộ trồng mía. Gồm các công việc

như: làm cỏ, đánh lá mía, vô chân mía, thu hoạch mía và một số hoạt động phục vụ nông nghiệp khác. Đây là các công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, chỉ cần kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn sản xuất nên các lao động nông nghiệp hoàn toàn có khả năng tham gia.

Bảng 4.12: Thu nhập từ làm thuê nông nghiệp và trợ cấp

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ Thu nhập trung bình (ngàn đồng/hộ/năm)

Làm thuê nông nghiệp 55 42.31 22.378

Trợ cấp 10 7.69 33.128

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy số nông hộ tham gia vào hoạt động làm thuê nông nghiệp là 55 hộ chiếm tỷ lệ 42,31% trong tổng số 130 hộ được phỏng vấn với mức thu nhập bình quân là 22.378 ngàn đồng/hộ/năm. Đây là

nguồn thu nhập quan trọng bên cạnh nguồn thu từ hoạt động trồng mía.

Ngoài ra có 10 hộ nhận được tiền trợ cấp từ nhà nước chiếm tỷ lệ 7,69% với thu nhập trung bình từ nguồn trợ cấp này là 33.128 ngàn đồng/hộ/năm.

31

4.2.2.3 Tng hợp cơ cấu thu nhp ca nông h

Bảng 4.13: Tổng hợp cơ cấu thu nhập của nông hộ

Nguồn thu nhập

Thu nhập trung bình (triệu đồng/hộ/năm)

Tỷ lệ các nguồn

trong tổng thu nhập

(%)

Nông nghiệp 38.615 63

Phi nông nghiệp 19.454 19

Thu nhập khác 9.722 18

Tổng 67.791 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Thu nhập trung bình của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung đạt 67.792 ngàn đồng/năm. Bao gồm thu nhập thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp và thu nhập khác. Thu nhập trung bình từ nông nghiệp của hộ

là 38. 615 ngàn đồng/năm, đóng góp 63% thu nhập trong tổng thu nhập nông hộ. Bao gồm các hoạt động: trồng mía, trồng khoai, trồng sắn, trồng dừa, trồng bắp, nuôi tôm. Thu nhập trung bình từ phi nông nghiệp của nông hộ là 19.454

ngàn đồng/năm, đóng góp 19% thu nhập trong tổng thu nhập nông hộ. Bao gồm các hoạt động như: làm công ăn lương từ Nhà nước, xí nghiệp, công ty và các nghề: thợ may, thợ tóc, sửa xe. Thu nhập khác đóng góp 18% thu nhập

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)