Đối thoại hàm ẩn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh (Trang 33)

Ngoài hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong tiểu thuyết Bướm trang

Trương và Thu còn giao tiếp với nhau bằng các hành vi phi ngôn ngữ. Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,...của họ đã tham gia vào cuộc đối thoại không đơn giản chỉ để bổ sung cho ngôn từ bên ngoài mà còn là những tín hiệu thẩm mĩ gợi ra một cuộc đối thoại khác. Kiểu đối thoại này có ý nghĩa biểu đạt trạng thái tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Ta có thể gọi đó là đối thoại không lời - đối thoại hàm ẩn. Loại đối thoại này là phương tiện hữu ích để trao đổi tình cảm giữa Trương và Thu. Nó cũng là mô tip phổ biến “yêu trong tâm hồn, yêu trong ý tưởng” của văn chương Tự lực vãn đoàn.

Trương và Thu thường dùng ánh mắt để trao đổi tình cảm cho nhau. Trong một lần lấy cớ đến mượn tài liệu để gặp Mỹ và sau đó là về nhà Thu chơi. Thu đã dùng ánh mắt của mình đế nói riêng cho Trương hiếu ý muốn của mình khi đang hát:

M ắt Thu chàng thấy sáng long lanh và môi lần nhìn chàng. Chàng biết là Thu đang nghĩ:

- Em hát đê cho một mình anh nghe. (...). Chàng lim dim mẳt lại và trong vùng ánh nhỏ lọt vào mắt chỉ còn in có hình khuôn mặt Thu với hai con

mắt yêu quỷ đương nhìn chàng [14;450].

Đoạn văn đặc sắc nhất thể hiện thành công của Nhất Linh là đoạn văn miêu tả đôi trai gái hôm đi chơi chùa Thầy:

Tình cờ chàng được ngồi vào chỏ rất tốt vì nhìn vào chiếc gương con chàng thấy in rõ hình khuôn mặt Thu (...). X e đi khỏi ồ cầ u Giấy, Thu mới nhận biết là từ lúc đó Thu không nói chuyện nữa. Hai người yên lặng nhìn

nhau. Trương không thấy ngượng lắm như khi nhìn thắng vào mắt Thu, thỉnh thoảng chàng chớp mắt luôn may cái rồi nhắm mắt lại một lúc lâu như đê cố giữ lại cái hình ảnh đẹp của hai con mat Thu. Chàng hạ lông mi xuống một chút và tưởng như đỏ là một lời nói Thu có thê hỉêu:

- An h yêu em lam

Chàng thấy Thu cũng bắt chước hạ lông mi làm hiệu như có ỷ trả lời: - Em đã hiếu là anh định nói với em điều gì [14;48].

Chỉ cần như thế hai nhân vật đã quá hiểu nhau, hiểu những gì mà họ cần trao đổi. Chính qua hình thức đối thoại này đã mở ra một bước đột phá trong tình yêu của Trương và Thu (khi đi chơi chùa, Trương và Thu đã chính thức thể hiện tình yêu và hôn nhau một cách say đắm).

Có lẽ vì vậy mà đôi mắt của Trương cũng trở thành một nỗi ám ảnh trong Thu. Đó là một đôi mắt “đẹp và có duyên” nhưng nàng trông hơi là lạ, khác thường, tuy hiền lành, mơ màng nhưng phảng phất có ấn một vẻ hung tợn; hai con mat ấy Thu thấy là đẹp nhưng đẹp một cách não nùng khiến nàng xao xuyến như cảm thấy một nôi đau thương [14;394]. Thu thường nhìn vào đôi mắt ấy để đoán định những hành động sắp tới của Trương. Tương tự như vậy, Trương cũng căn cứ vào ánh mắt của Thu mà đo tình cảm của nàng dành cho mình. Vì thế mà Trương đã từng một phen bực tức vô cùng khi trên chuyên tàu Hải Phòng - Hà Nội, họ tình cờ gặp nhau đúng lúc Truong ra tù, trước mặt người thân, Thu đã coi như không nhìn thấy Trương, luôn mang một vẻ mặt “lãnh đạm và kiêu hãnh” . Nhưng khi xuống ga, Trương lại thấy yên lòng, thậm trí vui trở lại khi bắt gặp ánh mắt nhìn của Thu mà theo cảm giác của Trương là “Thu vẫn yêu mình”.

Hình thức đối thoại không lời, bằng ánh mắt cũng được miêu tả khi Dũng và Loan cảm thấy tất cả tình yêu:

Thấy Dũng bắt gặp mình đang nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại làm như ngủ song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng lại vội m ở mắt ra, rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió, hai người yên lặng nhìn nhau (...). Giây phút thần tiên của đỏi bạn yêu nhau từ lâu nhưng lần đầu tiên dám lặng lẽ tỏ cho nhau biết [15;402].

Trong rất nhiều cách tỏ tình của những cặp tình nhân, Nhất Linh đã chọn cho họ hay nói đúng hơn, họ đã lựa chọn lối tỏ tình bằng mắt với mối tình thanh sạch, thầm kín, họ chỉ nhìn nhau âu yếm thôi, chỉ là mỉm cười nhưng cũng đã sợ lộ quá.

Hình thức đối thoại mang tính chất ám chỉ và đối thoại không lời đã làm rõ cảm giác về người khác trong nhân vật của tiểu thuyết Bướm trắng, tức là sự thấu hiểu cảm xúc của người cùng tham gia giao tiếp, đối thoại. Trong tiểu thuyết tâm lý, mối giao cảm giữa những nhân vật giao tiếp được nâng lên bình diện đầu tiên. Tinh yêu của hai nhân vật nhiều khi không cần được thể hiện ra bằng lời nói mà quan trọng là ở cách nhân vật cảm nhận về nhau và cùng cảm nhận về thế giới. Chính quá trình khám phá về nhau ấy là một nét mới Nhất Linh đem đến cho ngệ thuật trong các tiểu thuyết của mình. Nó khiến cho tiểu thuyết của Nhất Linh có những yếu tố gần gũi với đời sống con người cá nhân hơn so với tiểu thuyết trung đại.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)