Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 48)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.Thời gian nghệ thuật

Trong lời tựa tập thơ Lửa thiêng, Xuân Diệu có viết: Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình. Xưa kia… nhưng không! Chàng sống bây giờ đây, ở nửa thế kỉ hai mươi, đang đi giữa thành phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vồng vồng như túp lông con cò, con hạc. Ấy là Huy Cận đó; - nhưng một thi sỹ thiên nhiên như ở chàng thì ở thời đại nào chẳng có được, ở thời đại này cũng như thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muôn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là

hơi gió thương nhớ…[7, tr.181]. Những cảm nhận tinh thế trên đây xuất

phát từ một đặc điểm độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận: Thời gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận được chuyển hóa vào không gian, trở thành một thứ không gian - thời gian hòa quyện.

Không phải nhà thơ đánh mất ý niệm và cảm giác về thời gian mà nhà thơ nhìn nhận thời gian trong sự tuần hoàn của vũ trụ, trong không gian bốn mùa lưu chuyển, trong đất nở muôn xuân, trong nhịp đời chậm rãi, trong trời xưa cõi biếc xa xăm, trong tình yêu đôi lứa vừa mới nhóm lên mà nhà thơ ngỡ như đã hẹn từ vạn kỉ:

Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỉ, Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa. Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ,

Tình rộng quá, đời không biên giới nữa. (Tình tự)

43

Trong Lửa thiêng, yếu thố thời gian là sự hòa hợp giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, điều đó đã mang đến nhiều sự biến đổi lớn. Đây là thời gian quan trọng trong hành trình đi lên xây dựng đất nước chủ nghĩa. Đó cũng tạo nên thói quen, làm nên những phong tục và nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Có thể nói rằng, sự giao thoa văn hóa chính là một trong những bản sắc văn hóa lớn của dân tộc. Nó khiến cho văn hóa của nước ta vừa giống với văn hóa nhân loại nhưng lại có những nét đẹp riêng, mang đậm sắc thái tinh thần văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thơ Huy Cận hay nói đến đời, dòng đời. Dòng đời chính là dòng thời gian nhân thế, một kiểu thời gian đa tuyến, đa chiều và mang đậm dấu ấn chủ quan. Thời gian nhân thế có thể trôi xuôi thuận chiều theo thời gian tự nhiên và cũng có thể trở lại, gặp lại theo vòng luân hồi của những kiếp người. Huy Cận cũng có ý thức về sự hữu hạn của đời người trên trần thế nhưng nhà thơ tin vào sự bất tử của linh hồn. Cái chết đối với con người là sự chuyển dịch từ không gian trần thế sang không gian thiên đường hoặc địa ngục. Chết cũng có nghĩa là hóa vào dòng thời gian vô tận, tồn tại cùng thời gian.

Trong tập thơ đầu tay của mình, Huy Cận đã nhắc đến ba khoảng thời gian chính là thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 48)