Tình yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với đời, với người

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 41)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Tình yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với đời, với người

Trong tập Lửa thiêng, chỉ với 50 bài nhưng tác giả đã gửi gắm vào đó tình cảm thiêng liêng, tình yêu đời, yêu thiên nhiên quê hương đất nước, khát khao gắn bó với đời, với người. Trong tập thơ đầu tay của mình, Huy Cận cũng dành những vần thơ hay nhất, trong trẻo nhất để viết về thiên nhiên. Qua 50 bài thơ tuyển chọn, hình ảnh thiên nhiên hiện lên như những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, thay đổi theo mùa. Thiên nhiên đủ cả bốn mùa: Bốn bài viết về mùa xuân, ba bài viết về mùa hạ, hai bài viết về mùa thu và mùa đông có hai bài. Phải có tình yêu thiên nhiên tha thiết thì Huy Cận mới có những vần thơ viết đúng, viết đủ, viết hay về thiên nhiên bốn mùa mang đặc trưng

36

của Việt Nam như thế! Mùa xuân - mùa khởi đầu của mọi mùa, mùa tươi đẹp và giàu sức sống nhất. Với những đặc điểm vốn có của nó, mùa xuân đi vào thơ Huy Cận cũng mang đủ những nét ấy:

Luống đất thơm hương mùa mới dậy, Bên đường chân rộn bước trai tơ. Cây xanh cành đẹp xui tay với; Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

(Xuân)

Mùa xuân nhộn nhịp với bước chân người đông đúc, mùi thơm của luống đất, của muôn hoa khoe sắc, những cành non tươi mới đua nhau đâm chồi… Mùa xuân đem lại cho con người sự phấn chấn, mang đến cảm xúc rạo rực:

Xuân gội tràn đầy Giữa lòng hoan lạc, […]Chiều xuân tươi mạnh

Gió bay vào hồn.

(Chiều xuân)

Giữa cuộc đời còn nhiều cơ cực, con người còn nhiều sầu muộn, nhưng một lúc nào đó như Huy Cận vẫn thả hồn mình vào cảnh xuân, đắm mình vào sắc xuân rực rỡ để thấy yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu đất nước hơn. Xuân qua Hạ về, quy luật của tự nhiên là vậy.

Thức dậy, nắng vàng ngang mái nhạt, […]Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ;

Son đậm bên thành mệt sắc xưa; Cảnh rực đòi cơn rơi lối đỏ, Bên chân ghi đọng dấu bao giờ.

37

Ánh nắng vàng rực rỡ, màu hoa phượng đỏ rực là đặc trưng của mùa hè. Thiên nhiên mùa hè rực lửa là thế, song mùa hè cũng là mùa của sự chia ly. Xuân Diệu cùng thời cũng từng viết: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi. Vì thế Huy Cận mới phải thốt lên: Than ôi! Trời đẹp nhưng trời buồn. Vòng tuần hoàn của tự nhiên vẫn cứ tiếp diễn theo đúng quy luật, Hạ đi để nhường chỗ cho Thu đến mang theo bao cảm xúc của thi nhân:

Hôm qua thu mới về Với một cành hoa gẫy,

Sương nặng gieo đầu tre,

Lạnh tràn theo gió đẩy.

(Thu)

Thiên nhiên mùa thu trong tập Lửa thiêng của Huy Cận hiện lên như những đặc điểm vốn có và đã từng trở thành đề tài trong thơ cổ. Để hoàn thiện bức tranh thiên nhiên tứ mùa, Huy Cận miêu tả mùa Đông: lạnh, con người cô đơn. Kế thừa truyền thống yêu thiên nhiên của con người Việt Nam, Huy Cận đã mang cà bốn mùa của dân tộc vào Lửa thiêng. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và rộng hơn nữa đó cũng là tình yêu đời, yêu quê hương đất nước.

Ngoài tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Trong tập thơ của mình Huy Cận còn có những khúc hát yêu đời, yêu người.

Tỉnh dậy lòng ơi, ê chề hãy tỉnh! Gà gáy mai đem sức lại cho đời. Quên chua cay hãy tỉnh dậy lòng ơi! Chớ ảo não, chán trường không phải lẽ.

(Vỗ về)

Bên cạnh những câu thơ với những hình ảnh buồn đau đến ảo não, Huy Cận có những vần thơ tươi sáng, yêu đời. Những vần thơ với tiếng gà gáy ban mai như lời thúc giục mọi người hãy vui tươi đón một ngày mới với ánh nắng

38

ban mai rực hồng. Hãy quyên mọi âu sầu, “chua cay”, “ảo não”, “chán trường”, hỡi lòng ta hãy tỉnh dậy, hãy đem lại sức sống cho đời, mang niềm yêu thương đến cho mọi người.

Hồn lưu lạc chưa hề thờ cột chúa

Yêu một người: ta dâng cả tình thương. (Bi ca)

dâng cả tình thương nên ở cực này, Huy Cận buồn đến ảo não, còn

ở cực kia, Người thì đẹp mà lòng ta mới nở… Gió mơn mơn ru và mây giục

yêu đương. Thì ra, Thượng đế trong cái nhìn của Huy Cận chính là sự sống

với tất cả niềm vui và nỗi buồn của nó. Vì thế, trong cõi âm u của Lửa thiêng, Huy Cận vẫn có những vần thơ ngọt ngào, trong trẻo, hồn nhiên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong. Hôm xưa em đến mắt như lòng, Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng. (Áo trắng)

Cho đến nay, chưa có bài thơ nào về áo trắng (áo dài) hay đến thế. Một tứ thơ hay, trong sáng: áo trắng - em - ánh sáng - hương sắc - thần tiên… Một tình cảm trong sáng nhường ấy chỉ có thể được viết bằng một giọng thơ dịu dàng “trong như suối” mà thôi. Khoảng nắng trong thơ Huy Cận trước Cách mạng cho thấy ẩn sâu trong nỗi buồn là niềm khát sống âm thầm mà mãnh liệt. Nó dệt thành những ánh mơ đẹp và tinh khôi. Ta biết rằng, tất cả các thi nhân thơ mới tìm đến thiên nhiên nhằm hóa giải buồn phiền. Nhưng trong thơ Huy Cận con người là vũ trụ tương thông nên thiên nhiên trong thơ ông cũng ảo não, buồn phiền. Song không ít lúc Huy Cận đã lắng nghe được những cựa mình đầy sức sống của vạn vật.

39

Đêm say, không khí say nồng,

Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé nhoi. (Xuân ý)

Trong tác phẩm nghệ thuật, các sắc điệu tình cảm bao giờ cũng góp phần làm nổi bật giọng điệu và cảm hứng chủ yếu. Là một hồn thơ lớn, giọng điệu thơ Huy Cận vừa mang tính thống nhất lại vừa đa dạng. Những khúc hát yêu đời trong thơ Huy Cận cho ta thấy sức sống và lòng yêu đời chưa bao giờ mất đi trong lòng Huy Cận. Nhà thơ có thể buồn chán nhưng chưa bao giờ có thể tuyệt vọng, ông có thể nói đến những điều buồn đau nhất của cuộc đời, thậm chí trong thơ ông đã có nhiều lúc nhắc đến từ “chết” nhưng chưa bao giờ ông quay lưng lại với cuộc đời. Thơ Huy Cận là một sắc điệu mang âm hưởng lạc quan, những giọng thơ vui, yêu đời của Huy Cận vừa làm nổi bất chủ âm ảo não, vừa đảm bảo được tính đa dạng của một trường cảm xúc sâu và rộng. Sự có mặt của vẻ đẹp thanh tân, giàu sức sống đã đem đến cho Lửa

thiêng một “hòa điệu” nhằm đạt đến sự hài hòa và cân đối. Nguyên tắc cảm

nhân trong thơ Huy Cận là lắng nghe nhịp vũ trụ bằng hồn, bằng tâm linh nên ông rất nhạy khi nghe thấy âm vọng của búp, mầm, nụ… với nhiều trạng thái:

Mở, nở, run rẩy, tươi mạnh… với nhiều màu sắc: Vàng thanh, lục nhạt, gió

biếc… Nhà thơ không dừng bên ngoài hình xác của cảnh mà ông còn chạm

được vào cõi u huyền của cảnh. Bởi vậy, nghe bụi nhà thơ thấy: Bụi rơi trên

lá dội nên lời (Dầu chân trên đường). Nhìn gió, nhìn lá thấy: Gió đưa hơi, gió

đưa hơi/ Lá thơm như thể da người lá thơm (Trông lên)…

Vậy là bên cạnh một thiên nhiên đìu hiu, Huy Cận còn có một không gian, một thiên nhiên mang trong mình “nhựa mạnh”, thơm tho và tinh khiết. Nó chỉ có thể là những hình ảnh được ghi lại bởi một tấm lòng “ràng rịt” với đời, chán đời mà vẫn tin đời. Hơn thế, khi nghe niềm vui của thiên nhiên, của vũ trụ, Huy Cận cũng “lây” cái “nhựa mạnh” “màu xanh xuân” để vượt

40

qua nỗi “héo hon” mà sống cho có ý nghĩa hơn. Đây phải chăng là một yếu tố tạo nên tính nhân bản trong thơ Huy Cận. Và những ai còn đang băn khoăn giọng thơ giọng thơ Huy Cận già chắc sẽ nhẹ lòng khi nhìn thấy mảng sáng yêu đời thơ ông.

Bên cạnh hồn thơ ảo não, cái sầu mộng trong những khúc ru tình. Ta còn nhận thấy một khía cạnh khác của hồn thơ đa dạng này.

Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía, Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương. Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường, Anh hãy bận hồn em màu sáng chói.

(Tình tự)

Bao trùm lên cả đoạn thơ là âm điệu “lạc quan”, tươi trẻ. “Hình sắc yêu đương”, “ánh nghê thường”, “màu sáng chói” là của “hồn em”…Tất cả điều đó nó chỉ có thể là hơi thở, giọng nói của một kẻ trai tân mang “linh hồn bằng ngọc”. Trong đoạn thơ ánh lên vẻ đẹp thật tươi sáng, tinh khôi. Đọc thơ Huy Cận ta thấy, tình buồn cũng gắn với mộng, tình vui cũng gắn với mộng. Tuy nhiên chất ảo mộng trong những khúc ca vui có nét khác biệt: biến tình lứa đôi, hồn em - hồn anh thành biểu tượng của cái đẹp nguyên khôi, vĩnh viễn. Những bài thơ như Tựu trường, Áo trắng, Xuân ý, Học sinh, Đi giữa đường thơm, Tình tự… làm thành một cụm hoa xinh tươi trong thế giới âm u của Lửa thiêng.

Huy Cận là nhà thơ của tình đời, tình người, tình yêu sự sống. Xuyên suốt toàn bộ tập thơ Lửa thiêng là nỗi khắc khoải khôn nguôi về số phận của con người, về vận mệnh của đất nước. Nỗi buồn và niềm vui của Huy Cận là hai sắc thái của một tâm hồn. Đó là tình cảm yêu đời của nhà thơ thể hiện qua nỗi đau đời. Tình cảm yêu đời của nhà thơ còn thể hiện qua niềm vui, niềm tự hào của dân tộc, về thiên nhiên đất nước. Yêu đời, yêu người, Huy Cận luôn mở rộng tâm hồn để giao hòa, giao cảm. Thơ đối với ông là

41

phương tiện để giao hòa, giao cảm với trời đất, với lòng người, là chiếc võng tâm tình để kết nối tâm hồn mình với bao tâm hồn khác. Tiếng thơ Huy Cận là chiếc cầu âm thanh, là hạt giống yêu đời say mê bền bỉ. Hạt giống ấy có lúc im lìm, ấp ủ nhựa sống bên trong, có lúc nứt tủa những chỗi, những nụ xanh tươi khỏe khoắn. Âm thanh ấy có lúc trầm bổng thiết tha, có lúc bay bổng sảng khoái. Nhưng ở cung bậc nào, sắc thái nào cũng mang nặng tình yêu đời và tình yêu cuộc sống.

42

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG TẬP THƠ LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 41)