Doanh nghiệp chưa có phòng marketing riêng biệt để xây dựng kế hoạch và thực hiện các chức năng marketing.Các hoạt động marketing của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 031 giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường nhật bản mặt hàng bít tất xuất khẩu của công ty cổ phần dệt kim hà nội (Trang 27 - 32)

thực hiện các chức năng marketing.Các hoạt động marketing của doanh nghiệp đều làm một cách tự phát và thụ động, thấy cần ở đầu thì làm đó chứ chưa có một chiến lược lâu dài.

- Hiện nay, doanh nghiệp chưa có kế hoạch xậy dựng chiến lược marketing trong trung và dài hạn. Nguyên nhân này xuất phát chủ yếu cũng do thiếu bộ phận chuyên trách về marketing.Công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch marketing chưa được đầu tư thích đáng, vì vậy mà chưa đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp còn hạn chế về mặt tài chính

- Về mặt bằng chung, số nhân viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học tại công ty khá cao.Tuy nhiên số nhân viên được đào tạo chuyên ngành marketing là không nhiều.Chính vì vậy, việc triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp hiện nay chưa được nhấn mạnh.

Nguyên nhân khách quan:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng đáng kể khiến giá vốn hàng bít tất cũng tăng, giá sản phẩm trên thị trường cũng ít nhiều tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị truờng Nhật Bản.

- Do tác động cảu lạm phát và suy thoái nền kinh tế mà hiện nay nhu cầu về sản phẩm bít tất cũng giảm dần.Đồng thời các yêu cầu về sản phẩm, giá, phân phối của khách hàng cũng thay đổi.Hầu hết, mọi khách hàng đều thắt chặt chi tiêu, chỉ

đặt hàng khi nhu cầu của mình thực sự cần thiết và họ cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm với chi phí thấp.

- Xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như doanh nghiệp Trung Quốc, Indonexia, Philipin,… và cả doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

3.1.2 Các phát hiện quan nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội. thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội.

Thị trường dệt may Nhật Bản hiện được coi là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nhà xuất khẩu dệt may trên thế giới, với nhu cầu không ngừng tăng lên.Năm 2010, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản không phải chịu thuế nhập khẩu, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của nước ta. Dự báo, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2009.

Đồng thời những khách hàng Nhật Bản ngày càng có nhu cầu cao về sản phẩm bít tất xuất khẩu . Họ ưa thích sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu tự nhiên làm cotton, tính chất không độc hại. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có xu hướng mới, ngoài lợi ích cốt lõi của sản phẩm, người tiêu dùng Nhật Bản còn đòi hỏi về màu sắc, mẫu mốt thời trang.Vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt, dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm hợp mốt, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi – những người có sở thích thay đổi rất nhanh.

Bít tất xuất khẩu hiện nay đã được nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc…sản xuất với giá rẻ nhưng có chất lượng tương đối tốt được khách hàng chấp nhận. Cùng với sự đa dạng của các ngành công nghiệp mà các loại bít tất xuất khẩu phục vụ cho nó cũng đa dạng. Những thay đổi này đang và sẽ tác động trực tiếp đến các sản phẩm bít tất xuất khẩu của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý theo dõi và có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

3.2 Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng bít tất xuất khẩu của công ty cổ phân Dệt Kim Hà Nội Bản đối với mặt hàng bít tất xuất khẩu của công ty cổ phân Dệt Kim Hà Nội 3.2.1 Đề xuất hoàn thiện hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu là công việc đầu tiên để một doanh nghiệp, tổ chực có thể xác định được phạm vi, thị trường mà mình sẽ phục vụ.Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu tại đơn vị hiện nay, hoạt động nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả cao.Để thực hiện được mục tiêu khai thác tối đa thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường của mình như sau:

- Tăng cường nghiên cứu thị trường Nhật Bản bằng cách gia tăng sự tiếp xúc của nhân viên với khách hàng nhằm tìm kiếm thông tin, xác định những xu hướng mới trên thị trường, nhu cầu mới của khách hàng, đồng thời phát hiện những tập khách hàng mới, tập khách hàng tiềm năng.

- Thường xuyên theo dõi những biến động của đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản về sản phẩm,giá cả, xúc tiến… để có những chiến lược, biện pháp thay đổi kịp thời.

- Gia tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ về nghiên cứu thị trường và marketing.

Từ những mục tiêu của doanh nghiệp, những nguồn lực hiện có, tôi đề xuất lựa chọn thị trường mục tiêu nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp như sau: - Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp vẫn giữ là các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các tổ chức thương mại chủ yếu là các khách hàng mua buôn bán buôn

- Với mục tiêu khai thác tối đa thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ hướng đến nhiều hơn thị trường là các nhà nhập khẩu mua buôn bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

3.2.2 Đề xuất giải pháp marketing sản phẩm xuất khẩu nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản

Sản phẩm là công cụ đầu tiên cơ bản nhất của marketing- mix.Đối với chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản, Doanh nghiệp cần chú trọng đến một số giải pháp sau:

- Phát huy những điểm mặt về mặt hàng sản phẩm bít tất hiện nay của doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm

- Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường để có thể tìm hiểu thị hiếu về kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ… sản phẩm của người tiêu dùng, từ đó tiến hành sản xuất và thâm nhập thị trường.

- Tập trung vào những mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao, điều này đảm bảo cho việc chuyên môn hóa theo sản phẩm được tốt hơn tạo nên sức cạnh tranh cho daonh nghiệp trên thị trường Nhật Bản.

- Thiết kế hình thức bao bì kiểu mới vì kiểu bao bì cũ của doanh nghiệp không đẹp. Bao bì nên phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và nhà nhập khẩu. Trên bao bì phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết như: Tên, địa chỉ người sản xuất, người nhập khẩu, tên, công dụng, cách sử dụng đối với hàng hoá…

- Cần liên kết với các doanh nghiệp khác trong hội dệt may Việt Nam để nâng cao thương hiệu dệt may quốc gia, đồng thời doanh nghiệp cũng tiến hành các biện pháp quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình.

3.2.3 Đề xuất giải pháp marketing về giá xuất khẩu nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản

Để có thể thâm nhập vào thị trường một cách có hiệu quả nhất và dần chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp nên áp dụng các định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh hoặc hạ thấp giá thành sản phẩm để có thể thu hút được tập khách hàng mục tiêu.Đối với những khách hàng hiện tại, doanh nghiệp nên tiếp tục sử dụng hình thức điều chỉnh giá chiết khẩu , tuy nhiên cần có sự đổi và mở rộng hình thức chiết khấu này phong phú hơn.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có một số biện pháp nhằm xây dụng một chính sách giá hiệu quả như sau:

- Mục tiêu định giá nhằm ổn định lợi nhuận như hiện nay của doanh nghiệp một phần nào đó sẽ làm cho giá của doanh nghiệp trở nên quá cứng nhắc, không linh hoạt trong khi thị trường dệt may khá nhạy cảm về giá.Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chính sách giá linh hoạt hơn

- Ngoài phương pháp định giá cộng thêm lợi nhuận vào chi phí, doanh nghiệp cũng nên áp dụng thêm phương pháp định giá theo giá trị vào sản phẩm cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4 Đề xuất giải pháp marketing về phân phối xuất khẩu nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản thị trường Nhật Bản

Hiện nay sản phẩm bít tất của công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội được phân phối và tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản chủ yếu thông qua hệ thống kênh của chính các nhà nhập khẩu. Họ tự quyết định mọi quá trình tiêu thụ và giá bán hàng bít tất của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng đến một số giải pháp sau:

- Doanh nghiệp nên có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các showroom tại thị trường Nhật Bản.

- Doanh nghiệp cần tiếp cận hơn nữa với các trung gian phân phối, lựa chọn các trung gian có độ tin cậy cao, thích hợp nhằm tăng số lượng bán ra.

3.2.5 Đề xuất giải pháp marketing về xúc tiến xuất khẩu nhằm thâm nhập thị trường Nhật Bản thị trường Nhật Bản

Để thu hút sự chú ý của khách hàng, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện những công cụ xúc tiến cho mặt hàng bít tất xuất khẩu trong giải pháp thâm nhập thị trường bằng cách tăng cường hoạt động quảng cáo, hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán, nâng cao hiệu quả của bán hàng cá nhân trực tiếp kết hợp với các hoạt động quan hệ công chúng, marketing trực tiếp.Để đạt được điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

• Tăng cường hoạt động quảng cáo: Để đạt được thành công trong giải pháp thâm nhập thị trường, công ty cần tăng cường hoạt động quảng cáo của mình bằng cách:

- Xác định mục tiêu quảng cáo một cách cụ thể: Với những khách hàng hiện tại doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu cho quảng cáo là nhắc nhở

- Tăng thêm ngân sách cho quảng cáo: Ngân sách cho quảng cáo của doanh nghiệp được xác định với mục đích gia tăng thị phần cho sản phẩm bít tất.Với những nhóm hàng có tỷ trọng doanh thu cao đòi hỏi chi phi quảng cáo ít hơn để duy trì thị phần của mình.

- Xây dựng thông điệp quảng cáo nhằm làm nổi bật hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ, nhấn mạnh đến những giá trị nổi trội mà khách hàng có thể nhận được khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Gia tăng và làm phong phú thêm nội dung cũng như hình thức quảng cáo: Quảng cáo mạnh mẽ trên các báo chuyên ngành, quảng cáo bằng thư mời trực tiếp đến khách hàng tiềm năng, quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp trên một số các trang website về thị trường dệt may.

• Hoàn thiện hoạt động của các công cụ xúc tiến bán:

Một phần của tài liệu 031 giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường nhật bản mặt hàng bít tất xuất khẩu của công ty cổ phần dệt kim hà nội (Trang 27 - 32)