Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa khi học ở nhà

Một phần của tài liệu SKKN phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS (Trang 29)

1.3.1. Như chúng ta biết, việc học ở nhà cũng không kém phần quan trọng. Đây chính

là thời gian cần thiết để các em củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội trên lớp,

chuẩn bị cho các bài học sau. Vở ghi ở trên lớp và sách giáo khoa là phương tiện, là nguồn

kiến thức chủ yếu để học sinh tự học ở nhà. Sau giờ lên lớp, các em còn phải tự học, ôn tập để củng cố các kiến thức lịch sử thu nhận được thành kiến thức của mình, tự tạo cho mình một phương pháp suy luận đúng đắn, giúp cho việc trả lời các câu hỏi kiểm tra hoặc làm các bài kiểm tra được tốt hơn. Khi hướng dẫn học sinh học ở nhà theo sách giáo khoa Lịch

sử, nên hướng dẫn có trọng điểm. Yêu cầu học sinh phải nhớ lại lời cô giảng, nhớ lại kiến

thức từ việc thảo luận, trao đổi với bạn học, kiến thức ở tài liệu tham khảo…mà các em thu nhận được để xác định cho được kiến thức cơ bản của toàn bài học. Đồng thời giáo viên phải dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới thật kĩ, chi tiết, đặc biệt là học sinh yếu, kém. Khi

giao bài tập về nhà không đũi hỏi học sinh học thuộc sỏch giỏo khoa rồi kể lại, hoặc chỉ

nhắc nhở một cỏch chung chung, mà cần đưa ra yêu cầu cụ thể. Giáo viên cần chú ý đầu

giờ học sau phải kiểm tra việc hoàn thành của học sinh. Việc kiểm tra này có thể là cơ sở để dẫn dắt vào bài mới.

*Ví dụ, ở bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Lịch sử 7), cần nêu rõ: Ai lãnh đạo?

Thời gian? Những chiến thắng lớn…Hoặc hướng dẫn các em từ trong sách giáo khoa điền

Những người lãnh đạo Năm, tháng Chiến thắng lớn í nghĩa

Khi được giao những công việc cụ thể, các em sẽ phải hoàn thành và phải học tập một cách độc lập, sáng tạo.

1.3.2. Đối với học sinh, sau khi ôn lại bài học, học sinh sẽ nắm được những kiến thức cơ bản của bài. Tạo cơ sở để cho các em hiểu và nắm được bài học tiếp theo, các em sẽ có

sự chuẩn bị cho bài mới một cách chủ động. Và như vậy học sinh cũng đã thực hiện được

nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho về nhà tìm hiểu trước. Tuy nhiên, giáo viên cần phải

tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập của từng học sinh để vận dụng cho phù hợp. Đặc

biệt với những học sinh yếu, kém, giáo viên nên chuẩn bị những câu hỏi, bài tập riêng, cụ

thể, phù hợp dành cho đối tượng này và yêu cầu các em phải học và làm được.

* Ví dụ: Khi dạy bài 8 (Lịch sử 7): Nước ta buổi đầu độc lập. Giáo viên hướng dẫn học

sinh về nhà vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền (Dành cho học sinh yếu,

kém); nắm được tình hình chính trị cuối thời Ngô Quá trình thống nhất đất nước của Đinh

Bộ Lĩnh(Dành cho học sinh trung bình); Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập? (Dành cho học sinh khá, giỏi); Ngoài ra, giáo viên có thể

phát thêm cho những em yếu, kém một vài câu hỏi riêng, phù hợp để các em nắm được

Bài 8, học sinh sẽ tiếp tục tìm hiểu kiến thức của bài mới- Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê (tiết 1). Học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh- Tiền Lê và có sự so sánh, đối chiếu với bộ máy nhà nước thời Ngô. Đồng thời, học

sinh sẽ nắm được tiến trình lịch sử trong giai đoạn tiếp theo một cách có hệ thống. Đó là, sau khi dẹp yên “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Nhà Tiền Lê lên thay nhà

Đinh đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy chính quyền và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ra sao?... Việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới này góp phần

không nhỏ cho việc tiếp thu kiến thức mới được tốt hơn.

Một phần của tài liệu SKKN phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS (Trang 29)