KHẨU CỦA CÔNG TY AL
4.2.1 Xu hướng tiêu chuẩn hóa môi trường
Trong thực tiễn hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) ở nước ta cũng như trên thế giới, tiêu chuẩn hóa môi trường được coi là một trong những biện pháp và công cụ cơ bản. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường là một hướng hoạt động BVMT của hệ thống các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn hóa môi trường là hoạt động thiết lập “tiêu chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn mức tác động cho phép đối với môi trường của các hoạt động kinh tế nhân sinh và các loại hoạt động khác, thiết lập các tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực BVMT”.
Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây là kết quả từ những nỗ lực hoạt động kinh tế của nhiều thành phần kinh tế, trong đó cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đặc biệt là bảo vệ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng ca ̣nh tranh, thâm nhập vào các thị trường quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang là vấn đề nan giải, gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan, ban, ngành. Gần đây, các phương tiện truyền thông toàn cầu thường xuyên nhắc đến: ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất dần nóng lên,… Ta ̣i Viê ̣t Nam, bên ca ̣nh các gương doanh nghiê ̣p điển hình có các sáng kiến và thực hiê ̣n tốt các chính sách về môi trường, dư luận lại xôn xao trước những vụ án về môi trường như: Công ty Vedan, Công ty Tung Kuang ở Hải Dương thải nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường, … Một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng. Rõ ràng, vấn đề môi trường đang rất được quan tâm. Xung quanh các sự kiện này, dư luận đề cập nhiều đến vai trò của người quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường, mức độ thiệt hại đối với doanh nghiệp đó là một con số đáng kể. Không chỉ là thiệt hại trong việc đền bù cho vấn đề ô nhiễm môi trường mà hình ảnh thương hiệu của họ đối với cộng đồng cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang ngày càng trở nên rất bức thiết. Hiện nay ở hầu hết các khu công nghiệp tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Doanh nghiệp chỉ chú trọng đến mục đích kinh doanh mà không tìm hiểu những kiến thức cơ bản
cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn chưa được hoàn thiện đồng bộ; đặc biệt hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn tồn tại rất nhiều tại các khu công nghiệp.
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề môi trường cũng không ở ngoài xu hướng đó. Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa nói chung và tiêu chuẩn hóa môi trường nói riêng. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Vì vậy, có thể thấy hiện nay các tiêu chuẩn môi trường thường do các nước phát triển yêu cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu, và nước kém phát triển hơn thường phải áp dụng một cách thụ động, và thường chịu yếu thế hơn trong hoạt động xuất khẩu của mình.
Cho dù vậy, toàn cầu hóa và tiêu chuẩn hóa môi trường vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như công ty Ali cần nhận biết và có các kế hoạch phát triển dài hạn, định hướng xây dựng các tiêu chuẩn môi trường phù hợp trong thời kỳ này.