Hiện nay công ty ở CH Séc đang sử dụng các tiêu chuẩn trong hiệp định SPS của WTO để yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm ván sàn tre của Công ty Ali.
Cấm sử dụng một số loại hóa chất trong quá trình sản xuất và dư lượng hóa chất tối đa cho phép trong thành phẩm
REACH áp dụng đối với các sản phẩm gỗ trong trường hợp có sử dụng các hóa chất bảo quản.
REACH: Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 18/12/2006 về việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất (REACH), đã thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu, sửa đổi Chỉ thị 1999/45/EC và thay thế Quy định của Hội đồng (EEC) số 793/93 và Quy định của Ủy ban (EC) số 1488/94 cũng như Chỉ thị của Hội đồng số 76/769/EEC và các Chỉ thị của Ủy ban số 91/155/EEC, 93/67/EEC, 93/105/EC và 2000/21/EC.
Mục đích chính của REACH là:
- Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sản xuất trong khu vực đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn;
- Buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng và xử lý an toàn các chất của mình tạo ra;
- Thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại nhất bằng những chất ít nguy hại hơn trong khả năng có thể;
- Thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu để đăng ký, đánh giá, phê duyệt việc sử dụng mọi hóa chất.
Vì thế, REACH chủ yếu đặt ra những giới hạn đối với việc sản xuất và sử dụng hóa chất ở EU, không áp dụng trực tiếp đối với việc sử dụng hoá chất bởi các nhà sản xuất của Việt Nam, ngoại trừ những quy định cấm và hạn chế cụ thể tại Phụ lục XVII của Chỉ thị của Hội đồng ngày 27/7/1976 về việc điều chỉnh thống nhất các luật, quy định và biện pháp hành chính của các quốc gia thành viên liên quan đến các hạn chế về tiếp thị và sử dụng các chất nguy hiểm. Phụ lục XVII cấm bán trên thị trường các sản phẩm dệt may, sản phẩm da và giầy dép, sản phẩm điện tử, sản phẩm gỗ trong quá trình sản xuất có sử dụng hoặc trong thành phần cấu thành có các loại hóa chất nhất định. Phụ lục này cũng đặt ra các hạn chế tối đa về dư lượng hóa chất trong các thành phẩm bán trên thị trường EU. Mặc dù những hạn chế và cấm đoán này đã có hiệu lực trước khi REACH bắt đầu có hiệu lực, việc nhập
các quy định này vào REACH sẽ có nhiều tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoài việc áp dụng trực tiếp Phụ lục XVII, REACH có khả năng tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam liên quan đến việc sử dụng các hóa chất không đăng ký theo REACH. Người tiêu dùng có thể sẽ không mua những sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường trong quá trình sản xuất có sử dụng hoặc trong thành phần cấu thành có chứa những hóa chất mà các nhà sản xuất của EU không được phép sử dụng theo REACH. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà nhập khẩu của EU sẽ yêu cầu các nhà cung ứng từ các quốc gia thứ ba như Việt Nam chỉ được sử dụng những hóa chất đã đăng ký theo REACH cho việc sản xuất các sản phẩm. Ngoài ra, đối với những hóa chất bị cấm sử dụng theo REACH vì lý do sức khỏe công cộng, nhiều khả năng các cơ quan quản lý của các quốc gia thứ ba như Việt Nam cũng sẽ áp dụng tương tự và cấm các nhà sản xuất của Việt Nam sử dụng các hóa chất này.
Danh sách chính xác các hóa chất được phép sử dụng theo REACH chưa được công bố cho đến khi hoàn tất quá trình đăng ký và cho phép sử dụng các hóa chất theo quy định của REACH. Quá trình này có thể kéo dài ít nhất 10 năm. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi sát việc đăng ký và cho phép sử dụng hóa chất bởi Cơ quan Hóa chất châu Âu. Chỉ thị 98/8/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 16/2/1998 về việc bán các sản phẩm diệt sinh vật gây hại trên thị trường đề ra các hạn chế về việc sử dụng chất diệt sinh vật gây hại (thuốc diệt côn trùng không phải cho nông nghiệp) như các chất bảo quản gỗ. Đánh giá tuân thủ và dấu CE
Chỉ thị 88/378/EEC của Hội đồng châu Âu ngày 3/5/1988 về việc điều chỉnh thống nhất luật của các quốc gia thành viên để đảm bảo tính an toàn của đồ chơi đề ra những yêu cầu an toàn tối thiểu áp dụng đối với đồ chơi, bao gồm cả đồ chơi làm từ các vật liệu dệt may. Chỉ thị này cũng quy định về dấu CE.
Đóng gói
Chỉ thị của Nghị viện và Hội đồng châu Âu số 94/62/EC ngày 20/12/1994 về đóng gói và rác thải bao gói quy định các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc hạn chế sử dụng kim loại nặng và đảm bảo bao gói được đánh dấu và nhận dạng để tạo thuận lợi cho việc thu gom rác thải bao gói
Các quy định và đề xuất dưới đây đề ra các yêu cầu nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu vào EU các sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ khai thác bất hợp pháp và hỗ trợ việc bảo tồn rừng ở các quốc gia thứ ba.
- Hiệp định Gỗ nhiệt đới quốc tế ban hành năm 2006 – Tuyên bố của Cộng đồng châu Âu theo Điều 36(3) của Hiệp định – Tuyên bố của EC – Thực hiện tại EU
- Đề xuất Quy định của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về các nghĩa vụ của các bên bán gỗ và các sản phẩm gỗ trên thị trường {SEC(2008) 2615} {SEC(2008) 2616}
- Chỉ thị FLEGT: Đề xuất Kế hoạch Hành động của EU về tăng cường thực thi luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản
Các thành viên WTO hiện còn bất đồng về việc các biện pháp môi trường có phải là vấn đềTBT được điều chỉnh bởi Hiệp định TBT của WTO hay không, nếu có thì sẽ phải được thông báo như quy định kỹ thuật TBT. Một số thành viên đề xuất các biện pháp như vậy phải được giải quyết trong khuôn khổ Ủy ban Thương mại và Môi trường của WTO. EU không đưa các Chỉ thị này vào các thông báo TBT của mình. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý trong báo cáo này là các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam cần tuân thủ các Chỉ thị này tương tự như các quy định TBT