Qua các nghiên cứu trước, chúng ta có thể thấy có nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích nghiên cứu, các tác giả có thể lựa chọn các biến giải thích khác nhau để đưa vào mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích có thể không hoàn toàn giống nhau giữa các bài nghiên cứu.
Tiếp theo đây, tác giả sẽ đưa ra các giả thiết về mối tương quan giữa các yếu tố với đòn bẩy tài chính dựa trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế của các doanh
25
nghiệp ngành Vật liệu xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thiết 1: Khả năng sinh lời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì trật tự tài trợ ưu tiên như sau: nguồn vốn nội bộ, phát hành chứng khoán nợ, phát hành vốn cổ phần. Như vậy một công ty có khả năng sinh lời cao thì sẽ có nhiều lợi nhuận giữ lại nên ít phải vay vốn do đó lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
Giả thiết 2: Quy mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.
Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn giải thích mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính, vì các công ty có quy mô lớn thường được các nhà đầu tư tin tưởng ít bị phá sản nên đi vay dễ dàng hơn, chi phí sử dụng vốn nhỏ hơn, do đó quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.
Giả thiết 3: Cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng tranh giành lợi ích với các chủ nợ. Công ty có tốc độ tăng trưởng cao thường dự báo kết quả kinh doanh khả quan trong tương lai, chính vì thế các cổ đông không muốn chia sẻ lợi ích này cho chủ nợ. Một doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thường có nhiều lựa chọn đối với các quyết định đầu tư, chi phí đại diện của doanh nghiệp này vì vậy sẽ cao hơn so với doanh nghiệp khác, do vậy sẽ lựa chọn vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay.
Giả thiết 4: Tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí đại diện cho rằng tỷ lệ tài sản hữu hình có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Các công ty với nhiều tài sản có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp thì có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn. Bởi vì tài sản thế chấp là một trong những điều kiện đảm bảo để các tổ chức tín dụng cung cấp nợ cho các công ty.
Giả thiết 5: Tính thanh khoản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho biết một trật tự tài trợ ưu tiên như sau: nguồn vốn nội bộ, phát hành chứng khoán nợ, phát hành vốn cổ phần. Khi công ty có tài sản có tính thanh khoản cao thích sử dụng vốn nội bộ trong những đầu tư tài
26
chính mới, xu hướng sử dụng nợ ít hơn, như vậy tính thanh khoản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
Giả thiết 6: Thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi thì lợi ích của tấm chắn thuế thu hút các công ty sử dụng nhiều nợ đến mức có thể. Việc khấu trừ thuế cho chi phí lãi vay đã tạo ra lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ vay nên đã thu hút các công ty sử dụng nhiều nợ hơn. Như vậy thuế thu nhập doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.
Giả thiết 7: Rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn cho rằng khi các khoản thu nhập của các doanh nghiệp càng không ổn định, tức là rủi ro tăng thì nên giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn. Như vậy rủi ro có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
Tóm tắt mối tương quan giữa các yếu tố và đòn bẩy tài chính của công ty. Trong đó dấu (+) thể hiện quan hệ tỷ lệ thuận và dấu (–) thể hiện quan hệ tỷ lệ nghịch.
Các yếu tố Công thức tính Giả định mối tương quan
Đòn bẩy tài chính
(LEVERAGE) Tổng nợ/Tổng tài sản
Khả năng sinh lời (PROF) EBIT/Tổng tài sản – Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Ln(Doanh thu thuần) + Cơ hội tăng trưởng
(GROWTH)
(Tài sản năm t – Tài sản năm (t-1))/Tài sản năm (t-1) – Tài sản hữu hình (TANG) Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản + Tính thanh khoản (LIQ) Tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn – Thuế thu nhập doanh nghiệp
(TAX) Thuế TNDN phải nộp/EBIT +
27