Thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

riêng để đảm bảo nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành.

Lựa chọn cán bộ công chức có năng lực, có đạo đức bố trí vào đội ngũ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành.

3.2.7 Thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: luật:

Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, rút ra những ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông.

Khen thưởng kịp thời những cán bộ công chức có thành tích tiêu biểu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành.

3.3 Kiến nghị:

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quí, hàng tháng, cung cấp những nội dung tuyên truyền cụ thể đã được định hướng để mạng lưới tuyên truyên viên, phổ biến, tuyên truyền đến tận người dân.

Đề nghị các cấp lãnh đạo chính quyền và ngành chủ quản quan tâm hơn nữa với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Các đoàn thể ở địa phương tăng cường phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang trong việc huy động lực lượng tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho hiệu quả công tác tuyên truyền được nâng cao hơn.

Cần đảm bảo kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để không vì thiếu kinh phí mà làm trễ nải, gián đoạn công tác này. Cụ thể như cần đầu tư kinh phí để đào và bối dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật;

Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 35

đảm bảo kinh phí để in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới về an toàn giao thông, làm phong phú hơn tủ sách pháp luật về an toàn giao thông cho địa bàn tỉnh.

Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 36

KẾT LUẬN

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng là cầu nối trực tiếp nhất để đưa kiến thức giao thông đến với người dân. Công tác này có vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiết lập trật tự kỷ cương xã hội trong lĩnh vực giao thông, đồng thời giúp Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về giao thông một cách hiệu quả

hơn. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác này.

Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nan giải của giao thông ở nước ta thì có rất nhiều nhưng nếu nhìn sâu xa có thể thấy là do chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Do đó trong những năm qua, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang luôn đặt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lên hàng đầu. Thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền miệng; thông qua công tác giải tỏa các chướng ngại vật, các hành vi lấn chiếm công trình giao thông để sử dụng vào mục đích khác gây cản trở giao thông; thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính và phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong hệ thống chính trị để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với người tham gia giao thông hiểu và nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 37

Nói chung, để làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, cần có những giải pháp đồng bộ. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xem đây như là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Mặt khác, thông qua công tác này, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông.

Hy vọng những giải pháp mà tiểu luận nêu ra sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của tỉnh An Giang thời gian tới, nhằm đảm bảo trật tự giao thông trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)