1. Môi trường vĩ mô
a. Chính trị - pháp luật
• Khung luật pháp
Luật Doanh nghiệp (2005) Việt Nam ra đời là kết quả của cam kết chính trị về tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ có Luật Doanh nghiệp (2005), quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh – điều được quy định rõ trong Hiến pháp 1992 – đã thực sự đi vào cuộc sống và đang giúp tạo ra bầu không khí mới trong môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Chính phủ cũng đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh…
Nhận xét
Việt Nam đang trên đường xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, điều này được thể chế hóa trong Hiến pháp (1992) và được tiếp tục phát triển trong các văn kiện của các Đại hội Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp cho KINH ĐÔ tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra.
Từ tháng 10/2006 đến tháng 07/2013 Chính phủ đã 6 lần tăng mức lương tối thiểu từ 450.000đ/tháng lên 1.150.000đ/tháng.
Nhận xét
Lương của người lao động tăng lên sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào được tăng lên đáng kể, tuy nhiên nó cũng làm cho KINH ĐÔ phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên.
• Thể chế chính trị
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.
Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
Theo điều 15 của Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
• Chính sách đối ngoại
Cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diễn đàn quốc tế. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế tại thủ đô Hà Nội.
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Việt Nam cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới. Đến tháng 6/2013, các nước có quan hệ loại này với Việt Nam gồm có 3 thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc : Nga (2001), Anh (2010), Trung Quốc (2008) và Pháp (2013), hai cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc (2009) và Nhật Bản (2009); một cường quốc
Nam Á là Ấn Độ (2007); ba nước ở Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Singapore (2013); tại Châu Âu, hai đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức (2011), Tây Ban Nha (2009), Italia (1-2013).
Một số mối quan hệ như với Trung Quốc (2008) và Nga (7-2012) đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia và Hoa Kỳ (2013).
Nhận xét
Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có KINH ĐÔ. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Kinh Đô những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
• Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân về thuế. Bộ Tài chính đã tính toán cụ thể để triển khai các ưu đãi về thuế ngay từ đầu năm 2009. Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp ngay trong quí 4/2008; giảm 30% thuế cho doanh nghiệp khó khăn trong năm 2009; thời gian chậm nộp thuế thay vì 6 tháng như trước đây nay kéo dài lên 9 tháng; hoàn thuế VAT nhanh hơn.
Năm 2012, Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường với 29.000 tỷ đồng, 9 nội dung và 22 giải pháp triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước liên tục có các quyết định điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm, Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm xuống 15 – 16%/năm, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ còn 30%, tiền thuê đất của năm 2012 giảm 50%… Chính phủ gia hạn thuế giá trị gia tăng coi như cho doanh nghiệp được vay với lãi suất bằng 0% trong 6 tháng để có vốn duy trì sản xuất kinh doanh.
Năm 2013, chủ trương của Quốc hội và Chính phủ sẽ có 2 luật thuế được sửa đổi, gồm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật Thuế GTGT. Thuế thu nhập doanh nghiệp từ tháng 01 năm 2014 sẽ giảm từ 25% xuống 23%-20% và 10%. Đồng thời việc giãn thời hạn nộp thuế TNDN, GTGT, tiền sử dụng đất sẽ để lại cho doanh nghiệp số vốn ước tính khoảng 34.000 tỷ đồng; các giải pháp giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thuế, tiền thuê đất và các giải pháp tài chính khác có giá trị khoảng 9.000 tỷ đồng.
Nhận xét
Trong tình hình kinh tế phát triển hết sức ảm đạm, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Điều này cũng đã tạo điều kiện và làm tăng thêm cơ sở vật chất, làm động lực cho việc đầu tư, phát triển của KINH ĐÔ.
b. Văn hóa xã hội
• Trình độ văn hóa
Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Nhận xét
Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng. Đây cũng là thách thức cho KINH ĐÔ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, lựa chọn và triển khai các chiến lược Marketing.
• Tôn giáo, tín ngưỡng
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với
các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số.
Nhận xét
Trong những sinh hoạt tôn giáo thì thường có chuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu. Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúng theo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển. Và đây cũng chính là thế mạnh và là ngành nghề sản xuất chính của KINH ĐÔ.
• Dân số, lao động
Cơ cấu lao động của Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm gần 50%, thêm vào đó đội ngũ lao động chưa qua đào tạo là phổ biến, phương thức đào tạo theo kiểu truyền nghề, cầm tay chỉ việc là chính nên trình độ tay nghề thấp, tính đồng đều không cao. Thợ lành nghề bậc cao ít, thiếu quy hoạch đào tạo.
Dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số cả nước, sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới.
Nhờ mức sinh giảm trong hàng thập kỷ trước đó, từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Các nhà khoa học dự báo, thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 30-35 năm. Đây là cơ hội hiếm có, duy nhất để Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu và cất cánh bay lên. Việt Nam hiện có hơn 62 triệu người (69% dân số) trong độ tuổi lao động, là nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự chấn hưng và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động; nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng.
Nhận xét
Tốc độ tăng trưởng dân số đều và cơ cấu dân số trẻ đã tạo ra cho KINH ĐÔ một thị trường cực kỳ to lớn, cũng như mang lại cho KINH Đô một nguồn lực lao động vô cùng dồi dào.
• Phong tục tập quán, lối sống
Đặc điểm tiêu dùng bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Thị trường bắt đầu “nóng” lên vào dịp từ 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán. Sản lượng tiêu thụ trong thời điểm này chiếm tới trên 60% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm. Sau Tết Nguyên Đán và vào mùa hè nắng nóng, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo thường rất chậm.
Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý đối với các nhà sản xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu thực phẩm chế biến sẵn nói chung và bánh kẹo nói riêng.
Với thế mạnh là các loại bánh kẹo, bánh trung thu… các sản phẩm của KINH ĐÔ ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch cũng như đáp ứng và phù hợp với phong tục tập quán của Việt Nam
c. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1 triệu km vuông, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng phù sa lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùa,… tạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới: tiếp giáp Trung Quốc, gần với Nhật Bản và nằm trong khu vực
C:\Users\thuhuong\Downloads\Châu Á-Thái Bình Dương – Wikipedia tiếng Việt.htmChâu Á – Thái C:\Users\thuhuong\Downloads\Châu Á-Thái Bình Dương – Wikipedia tiếng Việt.htm Bình Dương.
Biển Đông của Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến Biển Đông. Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc.
=>Nhận xét
Với điều kiện tự nhiên phong phú, Kinh Đô có điều kiện tìm kiếm, nghiên cứu và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu mới để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.
Cùng với vị trí địa lý đắc địa của Việt Nam, Kinh Đô cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu từ các nước khác với giá thành vận chuyển rẻ, cơ hội hợp tác, giao thương với nhiều quốc gia có nền kinh tế mạnh trong khu vực…
d. Yếu tố kinh tế
Hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến của môi trường vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau. Các yếu tố cơ bản thường được quan tâm đó là:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2013 ước tính tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,20%, đóng góp 1,99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,25%, đóng góp 2,71 điểm phần trăm.
Quy mô tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm nay theo giá hiện hành ước tính đạt 2420,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 44,29%.
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 1,06% so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 9,38% (Dịch vụ giáo dục tăng 10,66%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác có chỉ số giá tăng dưới 1% hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,91%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,65% (Lương thực tăng 0,41%; thực phẩm tăng 0,87%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,29%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,23%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giao thông giảm 0,24%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 4,63% so với tháng 12/2012 và tăng 6,30% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm nay tăng 6,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.
• Bán lẻ hàng hóa và thị trường bánh kẹo
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng ước tính đạt 1932 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 5,3%. Trong mức tăng chung của tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng, kinh doanh thương nghiệp tăng 12,1%; khách sạn nhà hàng tăng 14,7%; dịch vụ tăng 14,6%; du lịch tăng 3,9%.
Về thị trường bánh kẹo thì Việt Nam là thị trường tiềm năng với tốc độ tăng