Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quận hồng bàng thành phố hải phòng giai đoạn 2010 2015 định hướng 2020 (Trang 41)

2.2. Tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận Hồng Bàng. nước quận Hồng Bàng.

Những năm qua, cùng với sự phát triển của thành phố Hải Phòng, quận Hồng Bàng không ngừng phát triển, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của thành phố. Quận vinh dự được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng. Đạt được những thành tựu to lớn là do có sự đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ và nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận không ngừng trưởng thành về nhiều mặt. Nhiều cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tinh thần kỷ luật, tinh thần phối hợp trong công tác, lối sống đạo đức, tinh thần phục vụ nhân dân đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức quận còn bộc lộ một số hạn chế: Chất lượng cán bộ tuy đã đã được nâng lên một bước nhưng chưa thực sự ngang tầm nhiệm vụ; năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, nhất là công tác tham mưu, khả năng tác nghiệp, thiếu nhanh nhạy; vẫn còn tình trạng phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm khi thực thi công việc liên quan tới tổ chức và công dân; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong thực thi nhiệm vụ; công tác đào tạo cán bộ, công chức chưa được quan tâm đúng mức…

Đứng trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu phát triển quận trong những năm tới đang đặt ra yêu cầu cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, chủ động chuẩn bị một bước cho công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo cơ cấu, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển quận xứng đáng với vị thế trung tâm thành phố.

2.2.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận Hồng Bàng. Hồng Bàng.

a) S lượng.

Theo số liệu thống kê thời điểm tháng 5 năm 2013, tổng số cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận là: 307 người. Trong đó:

- Cán bộ, công chức các cơ quan thuộc UBND quận : 100 người. - Cán bộ, công chức khối phường : 207 người.

42

bộ, công chức do yêu cầu tinh giảm biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, có một nghịch lý là tinh giản biên chế nhưng số lượng cán bộ, công chức hàng năm tăng lên so với số công chức về hưu, trong khi đầu việc tăng không nhiều (Số lượng cán bộ, công chức năm 2005 là: 284 người, năm 2010: 288 người, năm 2013: 307 người). Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giảm số lượng, tăng chất lượng cán bộ, công chức, cần tiếp tục rà soát và có kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức một cách hợp lý.

b) Cơ cu

- Cơ cấu theo giới:

+ Nữ : 167 người, chiếm 54,4%. + Nam : 140 người, chiếm 45,6%. - Cơ cấu theo nhóm tuổi:

+ Độ tuổi dưới 30 : 36 người, chiếm 11,7%. + Độ tuổi từ 30 đến 40 : 135 người, chiếm 43,9%. + Độ tuổi từ 40 đến 50 : 51 người, chiếm 16,7%. + Độ tuổi từ 50 đến 60 : 69 người, chiếm 22,5%.

Trong đó, số người đến tuổi về hưu trong năm (nữ 55, nam 60) là: 12 + Trên 60 : 16 người, chiếm 5,2%.

36 135 51 69 16 0 20 40 60 80 100 120 140 Dưới 30 tuổi Từ 30 - 40 Từ 40 - 50 Từ 50 - 60 Trên 60 Người

Cơ cấu nhóm tuổi trên thể hiện cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận mặt bằng chung tương đối cao, độ tuổi trung bình của công chức khoảng 42 - 43, thể hiện cán bộ, công chức có thâm niên, dày kinh nghiệm nghề nghiệp. Đây là một tiêu chí tương đối quan trọng đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, điều đó cũng có mặt hạn chế nhất định; tuổi trung bình của cán bộ, công chức cao trong khi đội ngũ cán bộ, công chức có tuổi đời trẻ lại ít là

43

chưa đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, chưa đảm bảo tính kế thừa. Số người trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao (27,7%), trong khi đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có điều kiện tiếp cận tri thức mới phục vụ công tác quản lý nhà nước thời kỳ mở của hội nhập, cải cách hành chính còn quá thấp (11,7%). Việc già hóa cán bộ, công chức sẽ làm giảm đi tính năng động của nền hành chính, không phù hợp với nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình cải cách hành chính. Vì vậy, trong tương lai xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức quận cần chú trọng đến yêu cầu trẻ hóa đội ngũ.

- Cơ cấu theo ngạch công chức:

Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2013, số cán bộ, công chức hành chính nhà nước tại quận trong ngạch chuyên viên chính là 21, chiếm 6,9%; chuyên viên là 137 người, chiếm 45%, còn lại là cán sự và nhân viên. Như vậy, so với yêu cầu cải cách hành chính, cơ cấu ngạch công chức hành chính quận về cơ bản vẫn chưa hợp lý, cần có sự cân đối và điều chỉnh cho phù hợp.

6.9% 45% 48.1% Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự và nhân viên - Cơ cấu theo lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo:

Qua khảo sát sơ bộ trình độ đào tạo chuyên môn đại học trở lên cho thấy cơ cấu lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo chưa cân đối: Kinh tế, tài chính: 93 người (40,6%); Luật, hành chính: 50 người (21,8%); Khoa học và Công nghệ (xây dựng, công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản): 42 người (18,3%); Y tế: 3 người (0,01%); Giáo dục: 17 người (0,07%); Văn hóa - xã hội: 22 người (0,1%); thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ và các lĩnh vực mũi nhọn. Một số lượng đáng kể cán bộ, công chức hành chính làm việc trái với ngành nghề đã được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo chưa thực sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị công tác, nên họ không thể phát huy hết năng lực, kiến thức đã được học sẽ dần dần bị mai một. Hậu quả dẫn tới sự lãng phí chất xám, tốn kém tài chính do phải đào tạo lại…

2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận Hồng Bàng.

Dựa theo các tiêu chí như đã phân tích chương lý luận chung có thể xem xét thực trạng năng lực cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận Hồng

44 Bàng theo một số nội dung sau:

a) V trình độ chuyên môn.

Trong những năm qua, với chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, nhiều loại hình đào tạo mới được mở ra, số người dự tuyển vào công chức có trình độ đào tạo cao ngày càng nhiều. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn do quận có quy định chỉ tuyển dụng công chức có bằng đại học; bên cạnh đó, bản thân cán bộ, công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để chuẩn hóa theo quy định và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức ngày một tăng: Năm 2003, số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm tỷ lệ 67%, hiện nay là 77,8%; nhiều người có 02 bằng đại học, một số đang tham gia đào tạo thạc sĩ.

Theo số liệu điều tra thời điểm tháng 5 năm 2013, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước tại quận Hồng Bàng là:

+ Tiến sỹ : 01 người, chiếm 0,3%.

+ Thạc sỹ : 12 người, chiếm 3,9%.

+ Đại học : 223 người, chiếm 72,6%.

+ Cao đẳng : 10 người, chiếm 3,1%. + Trung cấp : 54 người, chiếm 17,5%. + Sơ cấp và chưa qua đào tạo : 14 người, chiếm 4,6%.

Số lượng cán bộ, công chức đào tạo tại chức chiếm tỷ lệ 48,8% (150/307); trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tỷ lệ còn thấp (4,2% so với tổng số). Trình độ chuyên môn của công chức phường đạt cao so với yêu cầu (chuẩn theo quy định của Chính phủ là trung cấp).

Tuy nhiên, lực lượng cán bộ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, tham mưu tốt ở các lĩnh vực trọng yếu chưa nhiều; còn tư tưởng nôn nóng, chạy theo bằng cấp để “chuẩn hóa” cán bộ, dẫn đến chất lượng không cao. Bên cạnh đó, còn một số cán bộ có chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu vị trí công tác, một số khác chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, mới chỉ được đào tạo về lý luận chính trị; đây là một bất cập trong công tác cán bộ. Số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo chủ yếu là công chức có tuổi cao (trên 50 tuổi), do lịch sử thời bao cấp để lại; song cũng có một số công chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ do có kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình, tận tụy với công việc.

Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo hướng giảm người có trình độ trung cấp trở xuống,

45

tăng công chức có trình độ đại học, thạc sĩ và quan tâm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Số người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ thấp, cần thiết phải xem xét, đào tạo lại. Đối với những công chức tuổi còn trẻ có thể gửi đi đào tạo ở các trường đại học; những người gần đến tuổi nghỉ hưu cần động viên nghỉ hưu trước tuổi; người không có khả năng phát triển có thể sắp xếp bố trí những công việc chuyên môn phù hợp.

b) V trình độ tin hc và ngoi ng.

- Trình độ tin học.

Ngày nay, công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng đã được phổ biến trong đời sống sinh hoạt và quản lý kinh tế - hành chính, nó hỗ trợ rất lớn cho cán bộ, công chức trong công tác lưu trữ, tính toán, trao đổi thông tin…

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, những năm qua, quận đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hệ thống mạng thông tin diện rộng (WAN) tại quận hiện có: 03 máy chủ (01 máy cài đặt phần mềm quản lý văn bản đi đến; 01 máy cài đặt Trang thông tin điện tử chỉ đạo điều hành và phần mềm dịch vụ hành chính công “1 cửa”; 01 máy lưu trữ và sao lưu cơ sở dữ liệu) và gần 250 máy trạm của các phường và đơn vị trực thuộc tham gia kết nối tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng internet; đồng thời, đảm bảo tính liên thông giữa các đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính. 11/11 phường có mạng thông tin nội bộ (LAN); một số đơn vị tham gia mạng diện rộng chuyên ngành của sở, ngành thành phố, như: phòng Nội vụ, Giáo dục - Đào tạo, Tài chính - Kế hoạch... Tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính cá nhân tại quận chiếm 85%, tại phường là 70%; cơ bản máy tính có cấu hình đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu khai thác, sử dụng. Hầu hết cán bộ, công chức có thể làm việc trên môi trường mạng; việc sử dụng các phần mềm nghiệp vụ, trao đổi thông tin qua thư điện tử và khai thác Internet phục vụ công việc đã trở thành quy trình xử lý công việc. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo việc khai thác và xử lý thông tin trên mạng tại quận là 90%, tại phường là 70%; tỷ lệ thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử do thành phố cấp trong trao đổi công việc là 70%.

Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức được trang bị máy móc hiện đại nhưng ngại học tập, lười ứng dụng kiến thức tin học, hiệu suất sử dụng máy vi tính rất hạn chế, chỉ sử dụng máy vi tính thay máy đánh chữ…

46

Theo số liệu thống kê thời điểm tháng 5 năm 2013, số cán bộ, công chức hành chính có trình độ chuyên ngành công nghệ thông tin bậc đại học, cao đẳng là 08 người, chiếm tỷ lệ 2,6%; số người đã tham gia các lớp bồi dưỡng tin học và được cấp chứng chỉ A, B, C là 245 = 80,6%.

Con số trên cho thấy, nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại quận còn mỏng; thiếu nhân lực có trình độ cao; cấp phường chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Như vậy, để xây dựng môi trường làm việc điện tử, tạo thói quen làm việc trên môi trường mạng của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin, góp phần hình thành chính quyền điện tử, mỗi cơ quan, đơn vị và cá nhân phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học.

- Trình độ ngoại ngữ.

Trình độ ngoại ngữ trong đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước quận Hồng Bàng đang ở mức thấp. Số người qua đào tạo ở trình độ A, B, C là 241, chiếm tỷ lệ 78,5%; số có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành ngoại ngữ là 11, chiếm tỷ lệ 3,6%.

Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ, do đặc thù công việc không yêu cầu sử dụng ngoại ngữ, vì thế, hầu hết cán bộ, công chức thiếu môi trường để sử dụng ngoại ngữ nên chất lượng thực tế không cao, khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn rất hạn chế; rất ít cán bộ, công chức có khả năng nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.

c) Trình độ lý lun chính tr.

Tính đến tháng 5 năm 2013, số cán bộ, công chức hành chính có trình độ lý luận hệ cử nhân là 02 người, chiếm 0,6%; cao cấp: 16 người, chiếm 5,3%; trung cấp: 90 người, chiếm 29,6%.

Nhìn chung, trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức hành chính của quận khá cao so với mặt bằng chung của thành phố, tạo tiền đề thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức quận chủ động nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương.

d) K năng ngh nghip.

Hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính là công việc phức tạp, đòi hỏi mỗi người phải biến những kiến thức đã học qua thực tiễn để trở thành các kỹ năng lãnh đạo, điều hành, kỹ năng tác nghiệp hành chính, kỹ năng giao tiếp…

47

các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về kinh tế - xã hội, kỹ năng hành chính, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý nghiệp vụ chuyên ngành…, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính về thái độ, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức quận vẫn chủ yếu là nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm công tác, giải quyết công việc nhiều lúc mang tính chủ quan, không dựa trên nền tảng lý thuyết. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vừa không thông thạo việc, hạn chế về kỹ năng soạn thảo văn bản, xử lý công việc (viết văn bản thường theo các mẫu đã có sẵn từ trước), vừa ngại tư duy, thiếu khả năng bao quát công việc, phát hiện và đề xuất xử lý vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. Đặc biệt là trong xử lý thông

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quận hồng bàng thành phố hải phòng giai đoạn 2010 2015 định hướng 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)