VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Tài: Khả năng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ doc (Trang 27 - 29)

1. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xâm nhập thị trường Mỹ. thị trường Mỹ.

Thị trường Mỹ đã mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam xâm nhập. Nhưng cơ hội này không tự

bản thân nó đến dễ dàng với ta mà đòi hỏi mỗi chúng ta phải chủ động tìm kiếm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp thuộc ngành khác nói chung từ trước đến nay đã quen với cơ chế

xin cho, cơ chế này đã gây cho doanh nghiệp những bước đi không chủ động. Các doanh nghiệp luôn luôn trông chờ vào các chính sách của nhà nước mà những chính sách này thì thay đổi rất chậm chạp. Bởi vậy

để có thể thành công trên thị trường Mỹ - một thị trường vô cùng linh hoạt thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất lớn. Chủ động ở đây còn bao hàm cả vấn đề nguyên vật liệu. Nếu chúng ta quá lệ

thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu ở một số ít thị trường thì khi có những biến động trên thị trường như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn rất nhiều trong sản xuất vì đa số ngành may Việt Nam sử dụng sợi vải nhập khẩu từ nước ngoài. Cần tiến tới giảm bớt khoảng cách giữa ngành dệt và may để ngành dệt có thể sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho ngành may. Chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng đội ngũ làm công tác thị trường năng động và vững mạnh, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn tại Mỹ để đẩy mạnh các hoạt

động tiếp thị, chọn các kiốt phân phối và tiêu thụ, tăng cường quảng cáo khuyếch trương nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ.

2. Tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ.

Để triển khai quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ một cách có hiệu quả, trước tiên cần hiểu rõ luật pháp của Mỹ và cách thức điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại Mỹ.

Nước Mỹ có một hệ thống pháp luật phức tạp. Luật của các bang là khác nhau. Có thể lại là trái ngược nhau. Ở nước Mỹ có nhiều các hệ

thống luật lệ khác nhau. Muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm tới luật về trách nhiệm sản phẩm (Product Libility Law) quy định nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có ý gây hại cho người tiêu dùng, hệ thống luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng nhằm đảm bảo cho họ được thông tin đầy đủ về hàng hoá và khi sử dụng hàng thì

được bảo hành trong thời gian quy định. Luật chống độc quyền, luật chống phá giá. Bằng cách nào mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể

tìm hiểu được những quy định của pháp luật Mỹ đó là thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet, qua các văn phòng xúc tiến thương mại. Nói chung Mỹ là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trong một xã hội văn minh.

3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. chất lượng quốc tế.

Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 có thể nói là một trong những tấm giấy thông hành quan trọng cho việc đưa sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Hiện nay, đã có hệ thống quản lí chất lượng Quốc Tế ISO 9000 với phiên bản 2000 yêu cầu cao hơn, do đó doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về phiên bản mới này. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định hơn nữa nó còn giảm được chi phí trong quá trình sản xuất, do vậy sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Giá cả của sản

phẩm của hàng dệt may Việt Nam xuất vào Mỹ thường có giá cao và phải qua nhiều trung gian nếu hạ thấp được giá thành thì sẽ tăng được sức cạnh tranh. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho đông đảo người tiêu dùng. Thị trường Mỹ không giống với thị trường trong nước ở đây yếu tố chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Tài: Khả năng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)