Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, từ từ chìm xuống đáy bè rồi chết.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt Lernaeosis pdf (Trang 33 - 38)

Hình: trùng bánh xe bám trên da

Hình: trùng bánh xe bám trên mang

MÙA VỤ XUẤT HIỆN BỆNH:

- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt khi nước có độ đục lớn và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thường gây hậu quả nghiêm trọng trên cá hương và cá giống. Tỷ lệ

chết có thể trên 90% trong vòng 48 giờ.

PHÒNG BỆNH:

– Dùng SG.COPPER FISH xử lý nước 1 lít/ 1000m3 nước hoặc FIGHTING 10ml/1.000 m3

nước

– Nước quá đục: BIOTICS 5kg/3.000 m3 nước ao

–Tăng sức kháng bệnh cho cá: VITAMIN C-SOL trộn 100g/200 kg thức ăn

ĐIỀU TRỊ:

– Dùng SG.COPPER FISH xử lý nước 2 lít/ 1000m3 nước hoặc FIGHTING 10-25ml/1.000 m3

nước

– Kháng sinh trộn thức ăn để phòng phụ nhiễm khuẩn FLORFEN-B 1kg/400 kg thức ăn – Nước quá đục: BIOTICS 5kg/3.000m3 nước ao.

– Tăng sức kháng bệnh cho cá: VITAMIN C-SOL trộn 100g/200kg thức ăn. – Cá mới thả nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng : MULTI-20 1kg/250kg thức ăn

Trên cá Chình ở Đại Tây Dương có tới 63 loài sán lá và 55 loài giun tròn ký sinh, trong khi đó trên cá Chình Thái Bình Dương chỉ có 29 loài sán lá và 19 loài giun tròn ký sinh.

Sán lá đơn chủ (Pseudodactylogyrus bini, P. anguillae) và giun tròn (Anguillicola crassus) được xem là những mầm bệnh nguy hiểm của cá Chình, đặc biệt là cá Chình ở Thái Bình Dương. Ba loài ký sinh trùng này không gây bệnh trên cá chình sống ngoài tự nhiên. Ở cá Chình nuôi, loài

Pseudodactylogyrus spp ký sinh trên mang, điều kiện thích hợp sẽ lây nhiễm và gây bệnh nghiêm

trọng. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc để phòng trị ký sinh trùng này.

Giun tròn Anguillicola crassus còn là mầm bệnh của cá Chình ở Châu Âu. Vòng đời của giun tròn A.

crassus hoàn thành nhờ có sự hiện diện của ký chủ trung gian, ấu trùng ký sinh dầy đặc trong bóng

hơi làm giảm oxy trong máu và làm cá Chình mất cân bằng cơ quan thủy tĩnh. Ở những ao hồ cạn, nhiệt độ nước ấm có thể làm cho cá chết hàng loạt.

Điều này cho thấy ký sinh trùng ảnh hưởng đến khả năng di cư của cá Chình tới vùng biển Sargasso và góp phần làm suy giảm quần thể cá Chình sống ngoài tự nhiên. Có thể sử dụng thuốc trị bệnh trong ao nuôi nhưng không dùng trong tự nhiên.

Người dịch: Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

Bệnh tuyến trùng đỏ và bệnh trùng bóng hơi iốt ở cá quả Đoàn Giang (05/10/2009 10:41)

Gửi cho bạn bè Lưu lại để đọc In trang này

Bệnh tuyến trùng đỏ

Dấu hiệu: Mầm bệnh do tuyến trùng hình loa kèn gây nên. Trùng cái ký sinh ở vây lưng cá quả giữa các tia vây đuôi và vây hậu môn, trùng đực ký sinh ở bóng cá, trong thận. Mùa phát bệnh từ trung tuần tháng 4, tháng 5 nhiều nhất, sau mùa hạ không phát hiện tại có trùng trưởng thành. Tỷ lệ phát bệnh cao, nói chung có thể đạt đến 90%, tốc độ lan truyền lớn, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, do đó gây tổn thất kinh tế không nhỏ.

Phương pháp phòng trị: Dùng vôi sống tiệt trùng ao giết chết ấu trùng. Dung dung dịch muối ăn 3-5% để tắm cho cá bệnh.

Bệnh trùng bóng hơi iốt

Dấu hiệu: Cá con và cá lớn đều mắc bệnh này. Trùng trong thân cá lớn phát sinh rất mạnh. Cá bệnh có hiện tượng bơi quanh tròn trên mặt nước, màu sắc than biến đen, không phản ánh sáng, bụng cá phình to. Giải phẫu cá bệnh có nước trong bụng chảy ra màu vàng nhạt, toàn bộ thận trước đến thận sau của cá lớn tràn đầy bào nang, hình thành khối bào nang, thận biến thành một thể hình trụ tròn có đường kính 2cm, thận hư, dẫn đến nước trong bụng ứ lại cho đến khi cá chết. Tỷ lệ lây lan trên 90%, bệnh phát vào tháng 5-8 hàng năm.

Phương pháp phòng trị: Bệnh này chỉ có thể dự phòng, trị liệu chưa có thuốc. Lúc mới phát hiện bệnh có thể khống chế, khi bệnh nặng không thể trị được thì dùng vôi sống làm vệ sinh triệt để đáy ao nuôi, giết chết bào tử ở trong bùn thối đáy ao, tốt nhất là ở ngày thứ 2 sau khi bón vôi, dùng cào sắt cào lật bùn đáy lên 1 lần, cá bệnh thu gom lại thiêu đốt đi hay đem chôn thật xa ao nuôi, khi chôn nên rải vôi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt Lernaeosis pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w