BỆNH TRÙNG BÁNH XE

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt Lernaeosis pdf (Trang 31 - 32)

- Xử lý nước bằng FIGHTING 1025ml/1.000 m3 nước ao hoặc SG.COPPER FIS H2 lít/1.000 m

BỆNH TRÙNG BÁNH XE

BỆNH TRÙNG BÁNH XE

1.4.1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh do một số loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina. Trùng có dạng hình tròn, đường kính từ 40-56m. Khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe nên gọi là trùng bánh xe. Chúng bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sự sinh sản diễn ra quanh năm. Sau khi rời cơ thể cá trùng có thể sống tự do trong nước được 1-1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 1.4.2. Triệu chứng:

Trùng ký sinh trên các loài cá nước ngọt, lợ, mặn. Vị trí ký sinh là ở da, mang, vây. Một số loài ký sinh trong xoang miệng và bàng quang. Khi mới bị bệnh da cá tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Màu da cũng chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và thường nổi đầu lên mặt nước. Khi cá bị bệnh nặng một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lầy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, lật bụng, chìm xuống đáy ao rồi chết.

Hình 1.4.1: Trùng bánh xe ký sinh trên da, cơ Hình 1.4.2: Trùng bánh xe ký sinh trên mang

1.4.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt khi nước trong bè có độ đục lớn và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thường gây hậu quả nghiêm trọng trên cá hương và cá giống. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90% trong vòng 48 giờ.

1.4.4. Phương pháp phòng trị bệnh:

- Dùng NOVAKON S: 1kg/ 1.000 m3 nước ao, 3 ngày xử lý 1 lần cho đến khi hết bệnh. - Hoặc dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần.

NGUYÊN NHÂN:

- Bệnh do một số loài trùng thuộc 3 giống: Trichodina, Trichodinella và Tripartiella gây nên. Trùng có dạng hình tròn, đường kính từ 25-96 µm. Khi vận động quay tròn như bánh xe nên còn gọi là trùng bánh xe.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt Lernaeosis pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w