Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thời tiết và lợi nhuận thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 57)

b/ Các nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của thời tiết

4.3/ Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời tiết không tác động đến lợi nhuận thị trường chứng khoán Tp.HCM tương tự với các kết quả nghiên cứu của Kramer và Runde (1997) cho thị trường chứng khoán Đức, Pardo và Valor (2003) cho thị trường chứng khoán Madrid của Tây Ban Nha, Worthington (2006) cho thị trường chứng khoán Úc, Tufan (2004) cho thị trường chứng khoán Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Phản biện với các lập luận của các tác giả Hirshleifer (2001), Hirshleifer và Shumway (2003), Cao Wei (2002), Goetzmann và Zhu (2003), Chang và cộng sự (2006) và Floros (2008).

Một số lý do có thể dẫn đến việc không tìm thấy ảnh hưởng của các biến thời tiết và các hiệu ứng tháng Giêng, thứ Hai tác động lên lợi nhuận của thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi các nhân tố sau:

Các nhân tố ngoại sinh: Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính. Do vậy, các nhân tố vĩ mô như chu kỳ phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, GDP, tỷ giá hối đoái, lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chỉ số giá tiêu dùng, … và những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến tranh, hòa bình… đều ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có xu hướng đổ vào thị trường càng lớn và ngược lại.

Các nhân tố nội sinh: Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu được gọi là nhân tố nội sinh. Các nhân tố này quyết định sự tồn tại của hàng hóa chứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty niêm yết, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vô hình khác mà công ty niêm yết đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty. Nói cách khác, giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh

động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và xu thế hoạt động cũng như tình hình năng lực tài chính của công ty niêm yết.

Các nhân tố ảnh hưởng khác: Sự lệ thuộc của công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác, nếu các đối tác đó bị sụp đổ hay khủng hoảng kéo công ty niêm yết cũng sụp đổ theo. Các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả hàng hóa chứng khoán bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Ngày nay, kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán quốc tế nói riêng đã trở thành bình thông nhau khổng lồ. Do vậy, thị trường chứng khoán của các quốc gia đều bị chi phối bởi thị trường chứng khoán thế giới, tình hình kinh tế - chính trị của các nước đứng đầu. Khi một thị trường chứng khoán của các nước lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác. Ngược lại, nếu quyết định về chính trị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tư của một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong các nhân tố ảnh hưởng khác thì lợi nhuận của thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý của nhà đầu tư: các nhà đầu tư (phần đông là nhà đầu tư nhỏ lẻ) chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán và việc đầu tư chưa chuyên nghiệp nên đầu tư theo tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn, trong đó phần lớn không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư.

- Việc Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quy định biên độ giao dịch cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc không tìm thấy ảnh hưởng của các biến thời tiết và các hiệu ứng tháng Giêng, thứ Hai lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến đầu năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tổng cộng 10 lần thay đổi biên độ giao dịch trong 12 năm tồn tại. Đáng chú ý là trong số này có đến 4 lần

thay đổi được thực hiện trong năm 2008 - là năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Các lần giảm biên độ giao dịch chủ yếu được cơ quan quản lý thực hiện nhằm hạn chế đà sút giảm mạnh của chứng khoán và giúp nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh. Trong khi đó, tăng biên độ chủ yếu diễn ra trong những giai đoạn thị trường diễn biến thuận lợi và biên độ được đưa về trở lại so với mức trước khi giảm. Kể từ ngày 15/01/2013, biên độ giao dịch được áp dụng là +/-7% đối với HOSE và +/-10% đối với HNX. Đối với các thị trường chứng khoán phát triển (như Mỹ, Châu Âu) không áp dụng biên độ giao dịch mà giá cả chứng khoán do cung cầu tự do quyết định. Do đó, các tác động lên thị trường đều được phản ảnh đầy đủ, rõ nét.

- Hơn nữa, so với các nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp khác đến lợi nhuận thị trường thì thời tiết chỉ là một nhân tố nhỏ gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận thị trường chứng khoán thông qua việc thời tiết có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, dẫn đến ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư, từ đó tác động lên lợi nhuận thị trường.

4.4/ Ý nghĩa nghiên cứu

Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc hay tâm trạng của cá nhân làm cản trở quá trình ra các quyết định hợp lý hoặc tối ưu. Sự hiện hữu các hiệu ứng thời tiết tác động đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư, các điều kiện thời tiết khác nhau có thể ảnh hưởng đến sư biến động của lợi nhuận chứng khoán. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận thị trường chứng khoán Tp.HCM không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Do đó :

- Phát hiện này không tranh luận về giả thuyết thị trường hiệu quả.

- Những người tham gia trên thị trường chứng khoán không thể tạo ra chiến lược đầu tư bằng cách sử dụng các thông tin thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng và lượng mưa) và các hiệu ứng tháng Giêng, thứ Hai.

- Việc biết được các nhân tố ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc tâm trạng từ đó có thể tác động đến quá trình ra quyết định của những người tham gia thị trường sẽ nâng cao nhận thức và hiểu biết của các nhà đầu tư.

Bây giờ, chúng ta có thể kết luận rằng thời tiết không có bất cứ ảnh hưởng nào để có thể dự đoán hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp.HCM. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường, nếu muốn nghiên cứu thấu đáo về quá trình ra quyết định của nhà đầu tư chúng ta cần khảo sát tất cả các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình này. Việc nghiên cứu điều kiện thời tiết chỉ giải thích một phần nhỏ của quá trình phức tạp đó.

Chương 5 KẾT LUẬN

Các tài liệu tâm lý học cho rằng tâm trạng, cảm giác và cảm xúc có tác động đến việc ra quyết định của con người và tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường như các điều kiện thời tiết. Do đó, thời tiết có thể là một nhân tố quan trọng tác động lên tâm trạng con người và từ đó có thể tác động lên hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng thời tiết tốt tác động đến tâm trạng của nhà đầu tư và họ có thể có những cảm giác lạc quan không đúng khi biểu lộ về những triển vọng thuận lợi của thị trường chứng khoán (mặc dù nó chỉ là một hiệu ứng thời tiết tốt), và ngược lại ở điều kiện thời tiết xấu.

Trong bài nghiên cứu này, tôi đã khảo sát mối quan hệ giữa chỉ số lợi nhuận chứng khoán VNIndex và bốn biến thời tiết bao gồm: nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình, số giờ nắng và lượng mưa hàng ngày của Tp.HCM bằng cách sử dụng mô hình AR(1)-GARCH (1,1) đối xứng, đồng thời cũng xem xét ảnh hưởng của thời tiết lên lợi nhuận thị trường chứng khoán có liên quan với hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng thứ Hai hay không. Hơn nữa, bài nghiên cứu còn so sánh mô hình AR(1) - GARCH (1,1) với các phân phối thường, phân phối Student's-t và phân phối sai số tổng quát (GED).

Kết quả nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của bốn biến thời tiết: nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình, số giờ nắng, lượng mưa hàng ngày và hai hiệu ứng : tháng Giêng và thứ Hai tác động lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Tp.HCM (bỏ qua yếu tố thị trường có hệ thống giao dịch điện tử). Tương tự với các kết quả nghiên cứu của Krämer và Runde (1997) cho thị trường chứng khoán Đức, Pardo và Valor (2003) cho thị trường chứng khoán Madrid của Tây Ban Nha, Worthington (2006) cho thị trường chứng khoán Úc, Tufan (2004) cho thị trường chứng khoán Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả không tìm thấy ảnh hưởng của thời tiết tác động lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Tp.HCM có thể do việc quy định biên độ giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, do tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư trên thị trường. Hơn nữa, có thể do thời tiết là một nhân tố nhỏ trong rất nhiều nhân tố tác động lên lợi nhuận thị trường chứng khoán.

Tôi hy vọng rằng những kết quả từ bài nghiên cứu này sẽ đặt nền tảng cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của các nhân tố khác lên lợi nhuận thị trường chứng khoán bởi vì trong tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Thống kê ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009), Dự báo và Phân tích dữ liệu trong Kinh tế và Tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán Việt Nam. Một số điểm cần lưu ý. Tạp chí Phát triển và hội nhập số 8(18) – tháng 01- 02/2013

Tiếng Anh

1. Andrew C. Worthington (2006), “Whether the weather: A comprehensive assessment of climate effects in the Australian stock market”, Faculty of Commerce - Papers. Available at: http://works.bepress.com/acworthington/19

2. Andrew W. Lo and Dmitry V. Repin (2001), “The Psychophysiology of Real- Time Financial Risk Processing”, Journal of Cognitive Neuroscience, Vol. 14, No. 3, Pages 323-339.

3. Angel Pardo & Enric Valor (2003), “Spanish Stock Returns: Where is the Weather Effect?”, European Financial Management, Volume 9, Issue 1, pages 117– 126.

4. Asli Yuksel and Aydin Yuksel (2009), “Stock return seasonality and the temperature effect”, International Research Journal of Finance and Economic, ISSN 1450 – 2887 Issue 34 © EuroJournals Publishing, Inc. 2009, http://www.eurojournals.com/finance.htm.

5. Ben Jacobsen and Wessel Marquering, (2008), “Is it the weather?”, Journal of Banking and Finance, Volume 32, Issue 4, Pages 526–540.

6. Bruce Rind (1996),”Effect of beliefs about the weather conditions on tipping”,

Journal of Applied Social Psychology, Volume 26, Issue 2, pages 137–147.

7. C. Yi and J. Wang (2005), “Weather, seasonal mood disorder and stock returns”, Statistics and Decision – Making, 2005-6, 2005, 79 - 82.

8. Christos Floros (2008), “Stock market returns and the temperature effect: new evidence form Europe”, Applied Finance Financial Economics Letters, Volume 4, Issue 6, pages 461-467.

9. Christos Floros (2011), “On the relationship between weather and stock market returns”, Studies in Economics and Finance, ISSN: 1086 – 7376, Vol. 28 Iss: 1, pp.5 – 13.

10. D. Kahneman và A. Tversky (1979), “Prospect Theory: An analysis of Decision under Risk”, Econometrica, Volume 47, No. 2, March 1979.

11. Daniel Kahneman and Amos Tversky (1979), “Prospect Theory: An Analysis of Decision under Risk”, Econometrica: Journal of the Econometric Society, Vol. 47, No. 2, pp. 263-292.

12. David Hirshleifer (2001), “Investor psychology and asset pricing”, The Journal of Finance, Volume 56, Issue 4, pages 1533–1597.

13. David Hirshleifer and Tyler Shumway (2003), “Good day sunshine: stock returns and the weather”, The Journal of Finance, Volume 58, Issue 3, pages 1009– 1032.

14. E. Howarth and M.S. Hoffman (1984), “A multidimensional approach to the relationship between mood and weather”, British Journal of Psychology, Volume 75, Issue 1, pages 15–23.

15. Edward M. Saunders (1993), “Stock prices and Wall Street weather”, American Economic Review, Vol. 83, No. 5 (Dec., 1993), pp. 1337 – 1345 Published by:

American Economic Association Article Stable URL:

http://www.jstor.org/stable/2117565.

16. Ekrem Tufan and Bahattin Hamarat (2004), “Do cloudy day affects stock exchange returns: evidence from the Istanbul Stock Exchange”, Journal of Naval Science and Engineering, Vol. 2, No.1, pp. 117-126.

17. Eric J. Johnson and Amos Tversky (1983), “Affect, Generalization, and the Perception of Risk”, Journal of Personality and Social Psychology, Vol 45(1), Jul 1983, 20-31.

18. Eugene F. Fama (1970), “Efficient Capital Markets: A review of Theory and Empirical Work”, The Journal of Finance, Volume 25, Issue 2, pages 383–417.

19. George F. Loewenstein, Elke U. Weber, Christopher K. Hsee and Ned Welch (2001), “Risk as Feelings”, Psychological Bulletin, Vol 127(2), 267-286.

20. Gregory F. Ashbury, Alice M. Isen and A. Turken (1999), “A neuropsychological theory of positive affect and its influence on cognition”,

Psychological review, Vol 106(3), Jul 1999, 529-550.

21. H. Shefrin (2002), “Beyond Greed and Fear – Understanding Behavioral Finance and the Psychology of Investing”, Oxford University Press Inc, 2002.

22. Herbert A. Simon (1976), “Administrative Behavior”, Macmillan Publishing Co., Inc, 1976.

23. J. Von Neumann và O. Morgenstern (1944), “Theory of Games and Economic Behavior”, Princeton University Press, 1944.

24. Jing Lu and Robin K. Chou (2012), “Does the Weather have Impacts on Returns and Trading Activities in Order-driven Stock Markets? Evidence from China”,

Journal of Empirical Finance, Volume 19, Issue 1, Pages 79–93.

25. Kathy Yuan, Lu Zeng and Qiaoqiao Zhu (2006), “Are investors moonstruck? Lunar phases and stock returns”, Journal of Empirical Finance, Volume 13, Issue 1, Pages 1–23.

26. Lazaros Symeonidis, George Daskalakis and Raphael N. Markellos (2010), “Does the weather affect stock market volatility”, Finance Research Letters, Volume 7, Issue 4, Pages 214–223.

27. Lisa Tandy Herren, Hal R. Arkes and Alice M. Isen (1988), “The role of potential loss in the influence of affect on risk-taking behaviour”, Organizational Behavior and Human Decision Processes, Volume 42, Issue 2, Pages 181–193.

28. M. J. Kamstra, L.A. Kramer and M.D. Levi (2000), “Losing Sleeping at the Market: the Daylight – Saving Anomoly”, American Economic Review, Vol. 90, No. 4 (Sep., 2000), pp. 1005-1011 Published by: American Economic Association Article Stable URL: http://www.jstor.org/stable/117321.

29. M. J. Kamstra, L.A. Kramer and M.D. Levi (2002), “Winter Blues: A SAD Stock Market Cycle”, Working Paper, Vol. 93, No. 1 (Mar., 2003), pp. 324-343 Published by: American Economic Association Article Stable URL: http://www.jstor.org/stable/3132178.

30. Mark A. Trombley (1997), “Stock prices and Wall Street weather: additional evidence”, Quarterly Journal of Business and Economics, Vol. 36, No. 3 (Summer, 1997), pp. 11-21 Published by: University of Nebraska-Lincoln College of Business Administration Article Stable URL: http://www.jstor.org/stable/40473319.

31. Melanie Cao & Jason Wei (2002), “Stock market returns: A temperature anomaly”, Working Paper, Schulich School of Business, York University, Toronto.

32. Melanie Cao & Jason Wei (2005), “Stock market returns: A note on temperature anomaly”, Journal of Banking and Finance, Volume 29, Issue 6, Pages 1559–1573.

33. Michael Dowling và Brian M. Lucey (2005), “Weather, biorhythms, beliefs and stock returns – some preliminary Irish evidence”, International Review of Financial Analysis, Volume 14, Issue 3, Pages 337–355.

34. Michael J. Cooper, John J. McConnell Alexei V. Ovtchinnikov (2006), “The Other January Effect”, Journal of Financial Economics, Volume 82, Issue 2, Pages 315–341.

35. Michael R. Cunningham (1979), “Weather, Mood, and Helping Behavior: Quasi – Experiment with the Sunshine Samatitan”, Journal of Personality and Social Psychology, Vol 37(11), Nov 1979, 1947-1956.

36. Norbert Schwarz (1990), “Feelings as Information: Informational and

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thời tiết và lợi nhuận thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)