Dưới 900-1000m ở miền Nam và 600-700m ở miền Bắc

Một phần của tài liệu Sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam (Trang 29)

Nguyên nhân:

2.3.1 Dưới 900-1000m ở miền Nam và 600-700m ở miền Bắc

Bắc

• Chịu ảnh hưởng của đai nhiệt đới gió mùa khí hậu mang tính

chất nhiệt đới ẩm, tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình năm cao > 20oC , tổng giờ nắng hằng năm: 1400–3000h/năm, độ ẩm cao (80%).

• Đất chia làm hai loại chính: đất phù xa (chiếm 24% diện tích đất cả nước) và đất feralit đỏ vàng (chiếm 60%).

• Các hệ sinh thái chính : rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới thưa.

29

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

2.3.2 Dưới 2000-2600m

• Chịu ảnh hưởng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi; khí hậu

mát mẻ không có tháng nào nhiệt độ >25oC, mưa nhiều hơn độ ẩm tăng

• Ở độ cao từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn.

Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc và các loài thú có lông dày.

• Trên 1600 –1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây, xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

30

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

Thực vật vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn ở độ cao 2200m

31

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

2.3.3 Trên 2600m

• Chịu ảnh hưởng của đai ôn đới gió mùa trên núi(chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

• Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C ; các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô. • Hệ sinh thái: thực vật ôn đới, đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

32

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

Rêu phong và cây bụi vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn ở độ cao 2800m

33

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

2.3.4 Ví dụ

• Ở dãy Hoàng Liên Sơn thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc :

• Dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt.

• Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu cao 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam…

• Cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều.

34

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

• Ở độ cao 2.400m, các cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày. Từ điểm cao 2.800m trở lên, thảm thực vật dán mình vào đá.

• Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25- 30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên…

35

Nghĩa-Tạo-Tiến-Tuấn-Xuân

Trúc lùn trên dãy Hoàng Liên Sơn

Một phần của tài liệu Sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(41 trang)