Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 173 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của công ty cổ phần hoàng gia việt nam” nhằm phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất hàng nông sản xuất k (Trang 35 - 48)

3.1.1 Các trang thiết bị và nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất hàng nông sản XK

Trong quá trình sản xuất hàng nông sản nói chung và mặt hàng vải đóng hộp nói riêng của công ty, công ty phải sử dụng cùng lúc nhiều loại máy móc chuyên dụng như: máy rửa thổi khí rau quả mềm, băng tải, palăng điện, xe nâng hàng và thớt đáy, máy rót chất lỏng, máy bài khí, máy ghép mí nắp hộp, thiết bị nồi hấp tiệt trùng, máy phát điện, máy hút khí, các quạt thông gió,….Các máy móc thiết bị này hoạt động đều tạo ra những tiếng ồn to nhỏ khác nhau, cường độ khác nhau, hơn nữa là chúng lại được sử dụng cùng nhau trong một khu vực sản xuất và trong thời gian dài. Do đó nó cùng tạo ra âm thanh lớn rất có hại cho thính lực của người lao động.

Nguyên liệu công ty sử dụng để chế biến, sản xuất là: quả vải, metabisunfit, HCl loãng, NaCl, hộp sắt, đường kính, Natri benzoat, Anbumin hoặc trứng, Acid citric. Các nguyên liệu này sau khi được chế biến, đun nóng thì được xả thẳng ra môi trường hòa vào môi trường nước, đất sử dụng của người dân lâu ngày bị phân hủy có mùi hôi thối bốc lên gây ảnh hưởng tới môi trường nơi đây.

Xưởng sản xuất của công ty rộng 120m cao 25m, với hơn 200 công nhân viên làm việc tại đó. Mỗi khi vào vụ vải thì công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng, mỗi một đơn đặt hàng của công ty với số lượng khoảng là 200 tấn/tháng và kéo dài trong khoảng 4 - 5 tháng. Do vậy sản xuất với số lượng lớn sản lượng khoảng 700 tấn/ tháng, cần khoảng 196 tấn đường, 210 tấn Acid citric, 100 tấn than củi, cùng hàng trăm thứ nguyên liệu khác sẽ được dùng để sản xuất ra sản phẩm vải đóng hộp. Với lượng nguyên liệu lớn như thế mỗi tháng, khả năng gây ra ô nhiễm không khí và nguồn nước là rất lớn.

3.1.2 Môi trường tại khu vực diễn ra quá trình sản xuất hàng nông sản xuất khẩu khẩu

Với việc sử dụng các trang thiết bị và nguyên nhiên liệu như trên, môi trường tại khu vực sản xuất hàng nông sản của công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ.

Lượng chất thải lỏng của công ty được dồn vào bể chứa rùi ra thẳng môi trường không qua xử lý chất độc hại. Do đó hàm lượng các chất độc hại tại khu vực sản xuất này đều vượt ngưỡng của tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (số liệu tại bảng: Đặc trưng nước thải của công ty CP Hoàng Gia Việt Nam trong chế biến nông sản)

Cùng với đó là lượng chất thải rắn trong quá trình sản xuất vải tại xưởng của công ty được vận chuyển ra thẳng bãi rác gần đó với diện tích khoảng 45 – 60m2 và cao từ 1.5 – 3m được lưu trữ trong khoảng 5 tuần mới được vận chuyển. Với khoảng thời gian khá dài với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều của nước ta nhất là vào những ngày hè nóng nhiệt độ lên tới 390C rồi những trận mưa tầm tã dài ngày thì những chất thải trong quá trình sản xuất vải sẽ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, thối rữa cộng với các loại rác thải sinh hoạt khác tạo thành mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh;

Các chất thải độc hại này ngấm dần vào đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và người dân sử dụng xung quanh đó.

Hàm lượng bụi và khí thải do đốt nhiên liệu, vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cũng vượt TCVN ( Xem bảng: thành phần không khí khô không ô nhiễm và bảng Ước tính tải lượng ô nhiễm từ quá trình đốt than của công ty CP Hoàng Gia VN).

Mức độ tiếng ồn mà các công nhân tại phân xưởng sản xuất của công ty phải chịu đựng một thời gian dài trong quá trình làm việc là 70 – 80dB do nhiều máy móc chuyên dụng được sử dụng cùng một lúc trong quá trình chế biến vải.

Như vậy có thể kết luận môi trường tại khu vực sản xuất vải đóng hộp của công ty đã bị ô nhiễm do nguyên nhân chính là các yếu tố về trang thiết bị, nguyên nhiên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất và việc xử lý chất thải rắn, lỏng tại phân xưởng sản xuất

Theo khảo sát của công ty cho thấy sức khỏe của các công nhân làm tại phân xưởng sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải thường xuyên tiếp xúc với những bụi độc hại, khí, tiếng ồn khó chịu và sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Các công nhân ở đây thường mắc các bệnh về hô hấp, thính lực, bệnh phụ khoa ở phụ nữ, bệnh về đường tiêu hoá, bệnh viêm da, bệnh đau mắt,..vv…

Đây là những bệnh không thể chữa khỏi nhanh chóng, triệt để và ngày càng có chiều hướng phát triển mạnh lên theo cường độ làm việc và tuổi tác; Làm giảm năng suất lao động của họ; Công nhân phải nghỉ làm để chữa bệnh gây thiệt hại cho họ về thu nhập, ảnh hưởng tới việc bố trí nhân sự và quá trình hoàn thành hợp đồng của công ty theo đúng đơn đặt hàng.

Bên cạnh việc sức khỏe của công nhân bị ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống quanh khu vực xưởng sản xuất của công ty.

3.2 Dự báo tình hình hoạt động của công ty trong thời gian tới và đề xuất 1 số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng nông số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của công ty CP Hoàng Gia VN

3.2.1 Dự báo tình hình hoạt động của công ty trong thời gian tới * Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2007 đến nay.

Từ năm 2007 đến nay nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc đại khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử - một cuộc khủng hoảng mang sắc thái hoàn toàn mới so với cuộc khủng hoảng 1930. Cuộc khủng hoảng 2008 – 2009 nó mang tính toàn cầu, không đơn thuần là một quốc gia mà nó xảy ra theo dây truyền. Khởi đầu là nước Mỹ, tiếp theo sau là Châu Âu và nhiều nền kinh tế khác. Sự mở rộng giao thương, đầu tư đã gắn kết các nền kinh tế với nhau như một thể thống nhất. Sự phát triển internet, thương mại điện tử tạo nên một thế giới phẳng, mọi thông tin, mọi quyết định diễn ra một cách mau lẹ. Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế Châu Á khác cũng không tránh khỏi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chỉ có điều khác là những nước Châu Á chịu tác động ít hơn và hồi phục sớm hơn. Nhưng các diễn biến là rất khôn lường mà trong tương lai khó mà dự đoán.

Trước tình hình này, Công ty CP Hoàng Gia Việt Nam cũng không tránh khỏi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc thắt chặt và kiểm soát các ngân hàng, các tổ chức tài chính từ chính phủ đã gây ra khó khăn không nhỏ cho việc huy động vốn. Trong giai đoạn này nhiều công ty, nhiều ngành nghề giảm doanh thu, lợi nhuận, người lao động bị sa thải, thiếu việc làm thì công ty CP Hoàng Gia Việt Nam có mức tăng trưởng kinh ngạc. Doanh thu và sản lượng tăng cao ở mức 30%/năm. Sở dĩ có được điều đó do sự thay đổi đột biến nhu cầu thị trường. Giai đoạn này thế giới dự đoán nguy cơ xảy ra đại dịch cúm gia cầm H5N1, nguy cơ đại dịch với loài người. Cùng với đó việc các công ty Dược sản xuất ra thuốc chữa và phòng dịch cúm khi đó hoa hồi và vỏ quế là những nguyên liệu dùng triết suất tinh dầu quế và tinh dầu hoa hồi làm nguyên liệu thuốc. Chính điều đó đã đẩy giá hoa hồi và quế lên cao chưa từng có. Đồng thời cùng với việc công ty xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác như vải đóng hộp, nhãn sấy đặc sản ra thế giới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đã đóng góp cho sự tăng trưởng vượt bậc của công ty. Dưới đây là báo cáo tài chính của công ty CP Hoàng Gia Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010 (Bảng 3.1);

Bảng 3.1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP HOÀNG GIA VN (đơn vị: VND)

Stt Chỉ tiêu Số năm 2008 Số năm 2009 Số năm 2010

(1) (2) (3) (5) (6) (7)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 65,549,286,300 97,938,006,806 137,312,456,219

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02) 10 65,549,286,300 97,938,006,806 137,312,456,219

4 Giá vốn hàng bán 11 40,075,286,340 68,133,744,373 91,214,512,646

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20 25,473,999,960 29,804,262,433 46,097,943,573

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 120,245,316 201,468,502 310,268,000

7 Chi phí tài chính 22 218,956,000 1,112,108,528 1,612,100,548

8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Chi phí quản lý kinh doanh 24 1,315,486,000 3,857,288,930 4,257,268,900

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 – 24) 30 24,059,803,276 28,893,622,407 40,538,842,125

11 Thu nhập khác 31 0 0 0

12 Chi phí khác 32 0 0 0

13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0 0

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30

+ 40) 50 24,059,803,276 28,893,622,407 40,538,842,125

15 Chi phí thuế TNDN 51 6,014,950,819 7,223,405,602 10,134,710,531

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 18,044,852,457 21,670,216,805 30,404,131,594

Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của công ty ta thấy: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm sau cao hơn năm trước gấp nhiều lần, cụ thể năm 2009 tăng gấp 1.5 lần so với năm 2008, năm 2010 tăng gấp 1.4 lần so với năm 2009 và 2 lần so với năm 2008; Lợi nhuận sau thuế thu nhập năm 2010 tăng mạnh gấp 1.4 lần so với năm 2009 và 1.7 lần so với năm 2008. Từ việc tăng thu nhập, lợi nhuận ngày càng tăng cao, nhu cầu thị trường lớn mà công ty cần phải mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường lớn…

* Chiến lược kinh doanh của công ty 2010 – 2020.

Trước nhu cầu gia tăng thị trường quốc tế đối với sản phẩm nông sản. Công ty quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà xưởng, kho bãi. Sau đây là phương án được công ty lập để mở rộng phân xưởng sản xuất, tăng quy mô:

Tổng số tiền thực hiện phương án: 17.540.00.000 đồng

Trong đó: Vốn tự có: 11.890.000.000 đồng

Vốn vay ngân hàng: 5.650.000.000 đồng

Phân bổ chi phí:

1. Chi phí thuê đất: 20.000 đồng/m2 x 4000m2 = 80.000.000 đồng/năm Thuê 50 năm

Chi phí đền bù: 160.000 đồng/m2 x 4000 m2 = 640.000.000 đồng 2. Chi phí xây dựng nhà xưởng kho bãi: 9.365.000.000 đồng

3. Chi phí lãi vay: 5.650.000.000 đồng x 18%/năm = 1.017.000.000 đồng 4. Chi phí mua máy chuyên dụng: 6.438.000.000 đồng

Dự kiến doanh thu: 70.000.000.000 đồng/năm Dự kiến lợi nhuận: 14.000.000.000 đồng/năm

Theo dự tính việc đưa thêm phân xưởng mới vào hoạt động sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận toàn công ty, nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường thế giới. Việc công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ tối ưu hóa quá trình sản xuất dự kiến tăng năng suất lên 90.000 tấn/năm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó sản phẩm có lợi thế hơn khi xâm nhập thị trường Nhật Bản và Châu Âu; Nhưng việc mở rộng quy mô sản xuất như trên sẽ dự báo mức độ ô nhiễm môi trường của công ty nói riêng và của toàn xã hội nói chung là rất lớn. Lượng khí thải, bụi, và chất thải rắn lỏng sẽ tăng lên dự kiến là Bụi 322 tấn/năm, khí CO2 sẽ vượt mức cho phép 40.5, SO2 là 10.35, NO2 là 40.35; pH tăng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 0.1 lần, mùi sẽ khó chịu hơn, COD vượt mức cho phép 43 lần, BOD5 54 lần cùng các chất khác vượt mức cho phép SS, SN, SP, Sunfua….

3.2.2 Đề xuất 1 số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của công ty CP Hoàng Gia VN

Trong quá trình thực tập tại công ty CP Hoàng Gia Việt Nam, em đã có điều kiện tìm hiểu thực trạng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng nông sản của công ty đặc biệt là mặt hàng vải đóng hộp cũng như các giải pháp của công ty đưa ra nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực chứa nguyên liệu, trong xưởng sản xuất của công ty. Tuy nhiên trên thực tế lại cho thấy công ty không thực hiện bất kì biện pháp nào nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ cho người lao động cả. Trước thực trạng đó em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty CP Hoàng Gia Việt Nam do hoạt động sản xuất hàng nông sản gây ra.

Hiện tại kho chứa nguyên liệu của công ty nằm trong xưởng sản xuất, được bao quanh bới 4 bức tường và lợp bằng tấm tôn đã rơi vào tình trạng xuống cấp, bị hỏng nhiều chỗ do đó không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật bảo quản nguyên liệu, thời tiết nóng lên làm cho vải dễ bị hỏng và bốc mùi khó chịu. Trước thực trạng đó em xin đề xuất giải pháp là đầu tư vật liệu thay thế để nâng cấp kho chứa nguyên liệu:

Thay thế toàn bộ các tấm tôn lợp đã bị xuống cấp bằng các tấm mới đảm bảo không bị thủng hở, tránh nhiệt độ cao vào những ngày hè nóng;

Lắp đặt hệ thống thông gió trong kho chứa nhằm đảm bảo nhiệt độ trong kho chứa không quá cao. Với diện tích kho chứa khoảng 100m2 thì hệ thống thông gió cần lắp đặt là khoảng 2 máy với khoảng cách giữa các máy là từ 8 – 10m

Trong quy hoạch sử dụng đất, việc bố trí tập trung các cơ sở sản xuất và các kho chứa nguyên liệu, thành phẩm là biện pháp hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Kho chứa cần đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước đối với khu dân cư;

* Giải pháp đối với nước thải và chất thải rắn

Như đã trình bày trong phần thực trạng về quá trình sản xuất vải đóng hộp thì nước thải và chất rắn trong quá trình sản xuất này hay cho bất kì các loại quả tương tự công ty đã đổ thẳng ra môi trường thông qua cống rãnh, kênh mương, bãi rác xung quanh xưởng sản xuất. Với cách nói nhẹ nhàng và lợi dụng cách nghĩ đơn giản của chính quyền địa phương nơi đây rằng: “Việc xử lý chất thải của quá trình sản xuất vải quả là đơn giản do tính đặc thù của sản phẩm hầu như không có chất độc hại dễ phân hủy nên thải thẳng ra môi trường”. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng các chất thải này gây ô nhiễm nguồn nước, không khí có mùi hôi thối, mất mỹ quan. Từ thực trạng này em đề xuất giải pháp:

Đối với chất thải rắn dễ phân hủy: Trước tiên công ty cần thu gom chất thải rắn dễ phân hủy từ quá trình sản xuất vải như: lá, vải hăng, cuống chôn lấp cẩn thận ở một nơi xa cụm dân cư, không nên vận chuyển đổ bừa bãi ra bãi rác gây ảnh hưởng tới không khí và môi trường sống của người dân Thượng Đình gây mất mỹ quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những chất thải rắn khác khó phân hủy và có thể dùng cho chế biến các vật liệu khác thì công ty cũng cần phải nhanh chóng tìm đối tượng thu mua chất thải rắn và bán càng sớm càng tốt, tránh để các chất độc hại ngấm vào đất, vào nước gây nguy hại

cho môi trường. Cần có các biện pháp che chắn chất thải rắn hợp lý, tránh các khí thải theo gió bay lan sang các khu vực dân cư xung quanh.

Đối với nước thải từ quá trình sản xuất vải nói riêng và sản xuất hàng nông sản nói chung của công ty cần có biện pháp xử lý khẩn cấp. Công ty cần phải xây dựng một

Một phần của tài liệu 173 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của công ty cổ phần hoàng gia việt nam” nhằm phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất hàng nông sản xuất k (Trang 35 - 48)