Điều khiển mức chùm

Một phần của tài liệu Tài Liệu ATM tehnology (Trang 25)

Điều khiển mức Chùm có thời gian hàng trăm ms hay nhỏ hơn. Nó tập trung vào bảng giao tiếp được trang bị tại mỗi nút hay chức năng quản lý nút để điều khiển nguồn chùm hoặc nguồn VBR mà có thể điều khiển được tốc độ tế bào. Điều khiển mức chùm bao gồm điều khiển nối tiếp và quản lý tài nguyên nhanh.

Điều khiển nối tiếp được sử dụng để điều chỉnh tốc độ tế bào hay làm ngừng sự phát sinh tế bào bởi việc thông báo trạng thái tắc nghẽn tới khách hàng khi tắc nghẽn xảy ra.

Nguồn chùm điều khiển tốc độ tế bào thông qua việc gắn thêm bộ đệm, bởi vậy có thể làm tốc độ tế bào thấp hơn hoặc việc ngừng sự phát sinh tế bào bởi yêu cầu của mạng. Nguồn VBR, khả năng vạch kế hoạch lấy mã nguồn của việc điều khiển số lượng thông tin được phát sinh phụ thuộc vào các tình huống là được chấp nhận cũng như có thể nhận được việc điều khiển nối tiếp.

Có EFCN (thông báo tắc nghẽn rõ ràng ở phía trước) và EBCN (thông báo tắc nghẽn rõ ràng ở phía sau) trong điều khiển nối tiếp.

EFCN là quá trình được sử dụng để chỉ thị sự phát sinh tắc nghẽn bởi việc thiết lập bit ở giữa trong các trường PTI của tiếp đầu tế bào chuyển theo hướng tắc nghẽn phát sinh lên 1, và EBCN là quá trình được sử dụng để biểu thị sự phát sinh tắc nghẽn theo hướng ngược lại hướng tắc nghẽn phát sinh.

Trong EFCN, tế bào biểu thị trạng thái tắc nghẽn được truyền tới đích và đích phải thông báo lại điều này tới nguồn, bởi vậy có thể không mong đợi hiệu quả thích hợp. Nhưng trong EBCN, trạng thái tắc nghẽn được thông báo trực tiếp tới nguồn và được so sánh có hiệu quả với EFCN. Tuy nhiên, cần tạo ra tế bào cho việc biểu thị tắc nghẽn một cách tách biệt.

Quản lý tài nguyên nhanh có thể được ứng dụng cho các cuộc gọi mà khoảng thời gian giữa các chùm và kích thước các chùm là tương đối lớn. Quá trình này duy trì sự kết nối và không gán cho các tài nguyên mạng nếu như không có các chùm đang được truyền đi. Hai phương pháp sau được sử dụng cho việc quản lý nguồn nhanh: phương pháp gán băng tần và phương pháp gán đệm.

Mặc dầu phương pháp gán đệm được đánh giá là rất hay theo triển vọng của tốc độ mất mát tế bào được so sánh với phương pháp gán băng tần, nó có khả năng thấp về tính thương mại hoá bởi vì dung lượng của các bộ đệm đòi hỏi trên một nút là lớn .

Khi chùm được phát sinh, nguồn chùm truyền đi tế bào mà trong đó có việc truyền đi chùm yêu cầu được bao gồm để hỏi tình trạng truyền.

Mọi nút nhận được tế bào này kiểm tra xem liệu nó có khả năng gán các tài nguyên mạng để truyền đi chùm đã định không và nếu có thể, thì tế bào tại nơi bao gồm Ack được truyền đi. Nếu không có thể, tế bào tại nơi chứa Nack được truyền đi.

Nguồn chùm không truyền đi chùm cho đến khi nó nhận được Ack từ tất cả các nút trên đường truyền. Ngay khi nhận được Nack từ bất kỳ một nút nào, yêu cầu tiếp tục truyền được thực hiện để nhận Ack và mỗi nút sẽ giải phóng tài nguyên đã được gán sau khi chùm đã vượt qua nút riêng của nó. Quá trình này có thuận lợi là không ảnh hưởng tới chức năng báo hiệu trong khi sử dụng các tài nguyên mạng có hiệu quả bởi vì nó không cho phép gán các tài nguyên mạng khi chùm không được truyền đi.

Tuy nhiên, hệ thống có sự không thuận lợi đó là lưu lượng có thể ứng dụng được là không lớn trong khi mà việc xử lý tại mỗi nút hay bảng giao diện là phức tạp.

Một phần của tài liệu Tài Liệu ATM tehnology (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w