Phân chia tế bào (tăng sinh) bình thƣờng là sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào đƣợc điều hòa một cách chặt chẽ. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thƣ nhƣ hình 1.11. Tuy nhiên sự tăng sinh không phải luôn là biểu hiện của ung thƣ. Có bốn mô hình phát triển điển hình không thành ung thƣ của tế bào là tăng sản, dị sản, thoái hóa và loạn sản.
Hình 1.11:Trạng thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến ung thư Tăng sản là trƣờng hợp tăng sinh mô do tốc độ phân bào quá mức, làm gia tăng số lƣợng tế bào nhƣng chúng vẫn giữ trật tự sắp xếp bình thƣờng trong mô. Dị sản thì một tế bào biệt hóa đƣợc thay thế cho một tế bào khác, hay một tế bào trƣởng thành biến đổi từ loại này sang loại khác. Sự thoái hóa (mất biệt hóa) có nghĩa không có hình dạng và là sự biến đổi không đảo ngƣợc cấu trúc tế bào phát triển thoái hóa thành các mức độ nguyên thủy hơn. Loạn sản là một dạng bất thƣờng của tăng sinh tế bào quá mức đặc trƣng bởi mất đi sắp đặt bình thƣờng của mô và cấu trúc tế bào.
Mức độ nặng nhất của loạn sản đƣợc xem nhƣ là "ung thƣ tại chỗ" hay có thể gọi là khối u ác tính. Các khối u đƣợc đặc trƣng bằng sự mất khả năng kiểm soát chức năng, bằng sự phân chia và phát triển không theo trật tự và di động bất thƣờng. Ung thƣ là thuật ngữ chung cho mọi khối ác tính. Sự khác nhau giữa u lành tính và u ác tính đƣợc mô tả trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tóm tắt những sự khác nhau giữa các khối u lành tính và ác tính
U lành tính U ác tính
Không xâm lấn Không đƣợc bao bọc, xâm lấn
Biệt hóa cao Biệt hóa kém
Hiếm khi phân bào Thƣờng phân bào
Phát triển chậm Phát triển nhanh
Ít khi hoặc không bị mất biệt hóa vị trí
Mất biệt hóa vị trí ở các mức độ khác nhau
Không di căn Di căn
Ức chế tiếp xúc Giảm ức chế tiếp xúc
Không ngƣng kết do lysin thực vật Tăng nhạy cảm ức chế do lysin thực vật