Hình học đo xác định các đặc trƣng của chùm bức xạ có đặc điểm chung và riêng ứng với đặc trƣng năng lƣợng và phẩm chất chùm tia nhƣ mô tả trong hình 2.12.
Hình 2.12: Hình học đo liều bức xạ phát ra từ máy gia tốc tuyến tính
Buồng ion hóa chính (field ion chamber): Đƣợc đặt trong phantom nƣớc, trong vùng chiếu xạ. Sử dụng để đo liều tích lũy trong phantom nƣớc tại các vị trí khác nhau.
Buồng ion hóa tham chiếu (Reference ion chamber): Đƣợc đặt ở phía trên trong không khí, trong vùng chiếu xạ. Sử dụng trong việc đo liều tham chiếu trong không khí để so sánh với liều đo đạc trong phantom nƣớc.
Đặc điểm chung là khoảng cách từ nguồn tới bề mặt nƣớc là SSD = 100 cm, góc quay đầu máy 0o, đầu đo ghi nhận số liệu sau mỗi khoảng cách 0.1 cm, máy gia tốc phát tia liên tục, bật hệ đo quét và ghi nhận dữ liệu thiết lập đến khi hết khoảng cách cần đo. Số liệu đƣợc ghi nhận ít nhất 1 lần cho mỗi trƣờng chiếu và chọn số liệu ghi nhận đƣợc khi không có sự thăng giáng bất thƣờng. Một số đặc điểm riêng đƣợc nêu trong chƣơng 3 ứng với từng đặc trƣng đo.
Về kích thƣớc trƣờng chiếu, chúng tôi sử dụng trƣờng chiếu tiêu chuẩn 10x10 cm2 khi đo cho chùm photon, còn electron chúng tôi sử dụng bộ hội tụ chùm điện tử (electron applicators hay các côn) kích thƣớc 10x10 cm2.
Hình 2.13: Các applicators (các côn) sử dụng trong xạ trị
Các applicators đƣợc dùng khi sử dụng chùm electron. Nguyên nhân là sau khi chùm eletron qua lá tán xạ, có một lƣợng eletron tƣơng tác với các thành phần cấu tạo đầu máy gia tốc và vùng không khí giữa lối ra và bệnh nhân. Lƣợng bức xạ này đủ lớn đóng góp vào phần bán dạ tới mức không thể chấp nhận đƣợc trong thực tế lâm sàng. Hình ảnh applicators dùng trong xạ trị nhƣ đƣợc mô tả trên hình 2.13. Trong điều trị cần căn cứ vào hình dạng khối u, ta chọn côn với kích thƣớc thích hợp để tạo khuôn chi phù hợp hình dạng khối u.