Giải pháp chủ lực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng doc (Trang 32 - 33)

TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN

3.2.4. Giải pháp chủ lực.

Một là: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Hai là: Tăng cường đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện…

Ba là: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn công tác xúc tiến thương mại với nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm…

Bốn là: Tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những qui định không phù hợp, hạn chế xuất khẩu thời gian qua.

KẾT LUẬN

Đối với Việt Nam hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực nhiều thị trường. Một thị trường mà hiện nay được coi là nóng bỏng đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đó là thị trường các nước đang phát triển. Do hiệu lực của hiệp định thương mại, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Các nước đang phát triển liên tục tăng, cùng với sự gia tăng đó chúng ta gặp phải rất nhiều vấn đề trong những quy định của luật lệ thương mại các nước đang phát triển điển hình nhất là luật chống phá giá. Nhưng thị trường các nước đang phát triển là thị trường lớn còn rất nhiều tiềm năng thuận lợi để các doanh nghiệp nước ta kinh doanh xuất khẩu.

Do đó, việc tìm hiểu nghuyên nhân cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và trong những năm qua tinh hình xuất khẩu diễn ra như thế nào và đạt được thành tưu ra sau. Bên cạnh đó, cần đề ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cũng như đưa ra những giải pháp khắc phục những nguyễn nhân ảnh hưởng đến việc xuất khẩu là hết sức quan trọng và cần được tiến hành nhanh chống và chính sát để kịp thời giải quyết vấn đề.

Hơn nữa việc đề ra biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là một yếu tố tất yếu của một quốc gia trên thế giới nếu như họ muốn quốc gia mình phát triển. Đối với Việt Nam không chỉ đề xuất biện pháp xuất khẩu ra thị trường đang phát triển mà còn xuất khẩu sang các thị trường phát triển mạnh.

Tóm lại, vấn đề xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường đang phát triển ngày càng trở nên tăng trường và luôn biến động theo chiều tăng dần và nhà nước luôn có những chính sách cũng như chiến lược đúng đắng cho việc xuất khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w