Tăng cường hoạt động hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường đang phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng doc (Trang 28 - 30)

TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN

3.2.2.Tăng cường hoạt động hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường đang phát triển.

3.2.1. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý.

Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu doanh nghiệp phải thực hiện việc bán chịu ,trả chậm cho khách hàng nước ngoài .Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp ,Nhà nước đứng ra bảo lãnh đền bù khi bị mất vốn .Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất,nhưng thường là khoảng 60-70% của khoản tín dụng đó.Ở Việt Nam,đã thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.Giúp giá bán hàng của nhà xuất khẩu nâng lên vì khi bán người ta sẽ bán với giá bán cộng thêm lãi suất ,giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu .

Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu :Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu theo hai hướng :Một là Nhà nước trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay với lãi suất ưu đãi và sử dụng số tiền này để mua hàng của mình .Hình thức này áp dụng cho những nước có tiềm lực kinh tế và tài chính .Hai là Nhà nước cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước,nhất là các chương trình cấp tín dụng ưu đãi cho thuế xuất khẩu.

3.2.2. Tăng cường hoạt động hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường đang phát triển. đang phát triển.

Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: (1) nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; (2) đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa xuất khẩu; (3) đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu.

Điều tiết tỉ giá hối đoái, lạm phát: Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỉ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU… và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc

tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…

Xây dựng các đề án xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn. Đặc biệt chú ý phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm đồ gỗ… Đồng thời rà soát lại cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ… để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Tiếp tục coi các thị trường ASEAN, Nhật, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới là những thị trường trọng điểm.

Đối với các Hiệp hội ngành hàng. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, thống nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gây thua thiệt chung. Cần có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành quản lý và các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành.

Trợ cấp xuất khẩu :Ở Việt Nam ,đã hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu,thúc đẩy xuất khẩu dưới nhiều hình thức :bù lãi suất dự trữ hàng hoá xuất khẩu ,cấp bù lỗ khi cần thiết ,thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu ,như hình thức xuất khẩu mà Việt Nam đã áp dụng .Năm 2004,Bộ Thương Mại Việt Nam đã thưởng thành tích cho 349 doanh nghiệp ,trong đó 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế :Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng đối với số ít mặt hàng .Mục tiêu là nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô ,chứ không phải nhằm mục tiêu là ngân sách .Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng :

- Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài

- Hàng được xét miễn giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu

- Hàng là vật tư ,nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài .

- Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Chính phủ thực hiện chính sách hoàn thuế đối với một số mặt hàng :

- Hàng đã kê khai và nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu rất ít

- Hàng vật tư ,nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoàn thuế tương ứng tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm .

- Hàng nhập để tạm xuất -tái xuất-tái nhập để đem đi dư hội chợ triễn lãm . Các biện pháp về thể chế-tổ chức :

- Thể chế hoá các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu

- Tích cực đàm phán ,ký kết hợp đồng thương mại song phương -đa phương ...tạo điều kiện thuận lợi cho cac hoạt động xuất khẩu

- Gia nhập ký kết các hiệp ước quốc tế để tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán Xúc tiến xuất khẩu :

- Cử phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm kiếm thị trường ,tiến hành PR ,tham dự hội chợ triển lãm

- Thiết lập chính sách xúc tiến xuất khẩu thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu

- Ban hành biện pháp ,chính sách hỗ trợ xuất khẩu - Xây dựng chiến lược ,định hướng xuất khẩu

- Thành lập trung tâm cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu - Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ cho nhà xuất khẩu - Tiến hành PR ở nước ngoài

- Tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài

- Cử phái đoàn ra nước ngoài nghiên cứu thị trường - Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài .

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng doc (Trang 28 - 30)