Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến nay

Được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của BLHS năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc35, BLHS năm 1999 ra đời đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Luật hình sự Việt Nam, đồng thời tiếp tục khẳng định tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Trong BLHS này, chế định MTNHS đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong BLHS năm 1999 đã quy định một điều luật riêng về MTNHS có tính chất chung áp dụng cho mọi tội phạm. Cụ thể tại Điều 25:

33 Xem: Khoản 2, Mục I, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS.

34 Xem: Khoản 3, Mục I, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS.

“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.”

Những trường hợp MTNHS khác trong Phần chung và Phần các tội phạm BLHS năm 1999 bao gồm: MTNHS cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); MTNHS do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); MTNHS do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); MTNHS khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); MTNHS cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); MTNHS cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80); MTNHS cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 289); MTNHS cho người phạm tội làm môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và MTNHS cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314).

Như vậy, việc quy định chế định MTNHS trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ trước đến nay có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xử lý, đấu tranh, phòng chống tội phạm, thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, những thay đổi trong pháp luật hình sự thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Việc tiếp tục hoàn thiện chế định MTNHS vẫn đang là yêu cầu cấp thiết và quan trọng.

1.4. Ý nghĩa của việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trongLuật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)