9. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Nguyên tắc thiết kế CH-BT
SINH SẢN SH 11. [18]
Để xác định hệ thống các nguyên tắc dạy - học nói chung, lí luận dạy học đã dựa trên những cơ sở như: Mục đích giáo dục, tính quy luật của quá trình dạy - học, hoạt động nhận thức và những đặc điểm tâm lí của HS.
Khi xác định các nguyên tắc thiết kế CH - BT trong dạy - học chương sinh sản nhằm phát huy khả năng tự học của học sinh ngoài việc quán triệt những nguyên tắc chung thuộc lí luận dạy - học, thì còn phải xem xét đến tính đặc thù của môn học và cả cách tiếp cận hợp lí nhất khi nghiên cứu nội dung môn học đó.
Việc tổ chức cho HS trả lời CH hay giải các bài tập này để tự chiếm lĩnh các tri thức mới, hay để củng cố hoàn thiện kiến thức, hoặc để kiểm tra đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức chính là bản chất của phương pháp sử dụng các CH,BT trong quá trình dạy - học. Muốn làm được như vậy, các CH, BT SH được thiết kế nhằm nâng cao khả năng tự học của HS trong dạy - học chương sinh sản SH 11 - THPT, chúng tôi thực hiện theo các nguyên tắc sau:
2.3.1. Bám sát mục tiêu dạy - học
Mục tiêu dạy - học là mục tiêu rộng hay mục tiêu cụ thể đến từng đơn vị bài học ứng với các nội dung nhất định đều được hiểu là cái đích và yêu cầu cần phải đạt được của quá trình dạy - học. Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt được của mục tiêu dạy - học là: kiến thức, hành vi, thái độ. Theo đó khi thiết kế mục tiêu cho dạy - học chương sinh sản nói chung, cho từng bài học trong chương phải phản ánh các lĩnh vực đó. Cụ thể là: Sau mỗi bài học sinh HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về kiến thức sinh sản, về kĩ năng hành động trí tuệ, hoạt động thực hành, về thái độ và hành vi đối xử với môi trường sống, với thiên nhiên,…
Do đó, khi ra CH - BT phải bám sát mục tiêu dạy - học, nghĩa là các CH, BT đó cho phép định hướng sự tìm tòi suy nghĩ của HS để lí giải một hiện tượng
hay phát hiện một tri thức nào đó trong bài học. Qua đó, rèn luyện kĩ năng tư duy và hành động - một yếu tố quan trọng của nhân cách HS.
Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là: xác định yêu cầu cần đạt được của người học sau khi học bài học đó, chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu về nội dung mà chương trình quy định, nó không phải là chủ đề của bài học, mà là cái đích bài học phải đạt tới; nó chỉ rõ nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.
Mục tiêu bài học đặt ra cho HS thực hiện phải được diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những động từ hành động cho phép dễ dàng đo được kết quả của các hành động học tập của HS.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS tự tìm cách trả lời các CH, BT; nó vừa là phương tiện cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, vừa quy định và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS.
2.3.2. Đảm bảo tính chính xác nội dung
Để mã hoá nội dung dạy - học thành CH, BT cần đảm bảo tính chính xác khoa học. Nếu thiết kế CH, BT mà không đảm bảo được tính chính xác của nội dung thì việc thì việc định hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu dạy - học.
Chương sinh sản là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tạo ra cơ thể mới trên các đối tượng thực vật và động vật, tuy nhiên thông qua hai nhóm đối tượng này, HS phải rút ra được mối quan hệ và đặc điểm chung của chúng, sự tiến hóa trong quá trình sinh sản giúp cho sinh vật thích nghi ngày càng cao với môi trường. Vì vậy, cách tiếp cận khoa học, hợp lí và hiệu quả nhất khi dạy - học về sinh sản là tiếp cận cấu trúc - hệ thống của tổ chức sống.
Các CH, BT được xây dựng và sử dụng trong dạy học chương sinh sản không được phép chỉ dừng lại việc xem xét các dấu hiệu bên ngoài của các đối tượng thực vật và động vật mà ngoài những CH, BT phản ánh dấu hiệu bên
ngoài phải xây dựng được những CH, BT giúp HS tìm tòi, phát hiện dấu hiệu bản chất của các đối tượng đó.
2.3.3. Đảo bảm phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy - học phải thực hiện nhiệm vụ phát triển trí tuệ HS, nên việc dạy - học không dừng lại ở việc dạy kiến thức, mà quan trọng hơn là việc dạy phương pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Trong bối cảnh kiến thức khoa học tăng tốc như hiện nay, giải pháp “Tăng khối lượng kiến thức” bằng phương pháp nhồn nhét, học thuộc lòng sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nhiều thế hệ. Lối thoát duy nhất mà cha ông ta đã vạch ra là: “Học một biết mười”, tức là học phương pháp học. Phương pháp học trở thành nội dung, mục tiêu học tập. Có như vậy, thì chúng ta mới có thể đạt mục tiêu đào tạo con người tự chủ, năng động, sáng tạo. Cho nên, phải đặt vấn đề đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tối đa tính tích cực của HS thành một ưu tiên chiến lược để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Để phát huy được tính tích cực của HS thì CH, BT phải đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, CH – BT quá khó hay quá dễ, xa lạ, không phù hợp với xu hướng tìm tòi của HS đều không gây phản ứng với các em như vậy phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS không thể thực hiện được; bên cạnh đó phải có những CH, BT mang tính chất phân hoá theo năng lực của cá nhân HS, mang tính thăm dò, đánh giá đòi hỏi HS phải suy nghĩ, nhận thức cao hơn như kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Khuyến khích HS suy nghĩ nhằm phát hiện ra bằng chứng cho những kiến thức mà chúng đang có, áp dụng một cách chính xác những kiến thức đó vào những tình huống cụ thể.[nguyễn đúc thành 2006- chuyên đề tổ chức các hoạt động học tập]
2.3.4. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Nội dung môn học là đối tượng trực tiếp của hoạt động nhận thức của HS. Nội dung môn học luôn được biên soạn một cách có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy đinh bởi chính nội dung khoa học phản ánh đối tượng khách quan có tính hệ thống, bởi lôgíc hệ thống trong hoạt động tư duy của HS và bởi bản chất
lôgíc của CH, BT. Vì vậy, từng CH, BT cũng như các CH, BT khác nhau khi đưa vào sử dụng phải được sắp xếp theo một lôgíc hệ thống cho từng nội dung giáo khoa, cho một bài, cho một chương, một phần, cả chương trình phân môn và môn học.
Khi xây dựng và sử dụng CH, BT phải tính đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái biết và cái chưa biết. cái ta hỏi là điều học sinh chưa biết, phải tìm dựa trên những điều học sinh đã biết, đã học. Mặt khác, khi nhiều CH, BT được sử dụng để tổ chức dạy học một phần, một bài học chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thốngmaf ở đó tính thứ tự có ý nghĩa quan trọng. CH, BT ra trước nhiều khi có tác dụng tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo liền kề hoặc không liền kề.
2.3.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lí giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành – Lý luận gắn liền với thực tiễn – Nhà trường gắn liền với xã hội. Hồ Chủ Tịch cũng đã nhấn mạnh: “Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ” [Hồ Chí Minh toàn tập, nxb Sự thật - Hà Nội, tr. 638].
Việc thiết kế các CH, BT để tổ chức dạy - học các kiến thức sinh sản cần phải gắn với thực tiễn thiên nhiên, MT Việt Nam, với việc bảo vệ MT và sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp phát triển bền vững, thì mới khơi dậy được hứng thú học tập cho HS. [18].
Ví dụ: khi dạy về sinh sản vô tính ở thực vật có thể nêu câu hỏi mang tính thực tiễn như sau:
+ Để rút ngắn thời gian sinh trưởng, duy trì đặc tính di truyền ở thực vật, ở địa phương em người ta sử dụng các biện pháp sinh sản vô tính nào ?
Ví dụ: khi dạy bài sinh sản hữu tính ở thực vật ta có thể nêu câu hỏi sau: + Để làm cho quả chín nhanh hay chậm, người ta đã có những ứng dụng nào ?
Ví dụ: khi dạy bài cơ chế điều hòa sinh sản ta có thể nêu câu hỏi sau: + Để tránh thụ thai ta có thể thực hiện những biện pháp nào ?