Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 39)

tượng

Những câu hỏi yêu cầu tái hiện lại bài đọc (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh quan trọng mà HS phải nhớ), là những câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng, là những câu hỏi về ý nghĩa tác phẩm, giúp HS hiểu được đích thông báo của văn bản, là câu hỏi yêu cầu đánh giá nhân vật, đánh giá thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, là nhưng câu hỏi đánh giá giá trị nghệ thuật của bài đọc, những tò ngữ hình ảnh, cấu từ gây ấn tượng ...

Trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là những câu hỏi ttắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tta phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim. Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em có ẩn tượng thể nào về văn bản? Dạng câu hỏi này thường được gọi là câu hỏi ấn tượng chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như: Em ẩn tượng thể nào về (đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ...trong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tích cách nhân vật... trong truyện)?

Ngoài ra, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của ngôn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng. Cho nên thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là tưởng tượng tái tạo. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giói thực tại, sống bằng thế giới tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên.

Nhưng tưởng tượng trong CTVH còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại trên chính bản thân mình những cảm xúc

nhân vật trải qua. Với thao tác liên tưởng, học sinh vận dụng những gì mình đã trải nghiệm để hiểu nhân vật, còn hình thức tưởng tượng này lại yêu cầu học sinh thể nghiệm những gì chưa hề trải qua. Nó tạo ra sự xúc động, đắm say mãnh liệt đối với văn bản. Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh, giáo viên có thể dùng hình thức đặt câu hỏi, các câu hỏi kèm theo những gợi ý nhất định.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 39)