Bồi dưỡng hứng thú choHS khỉ tiếp xúc với thơ văn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 32)

Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay ừong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, càn giữ gìn và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê.

Chúng ta thử hình dung một HS chưa thích văn thơ, thiếu sự say mê càn thiết, nhất định em đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn, bài thơ hay, chưa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn, bài thơ ấy. Chính YÌ thế, khi nhớ lại quãng đời học văn thuở nhỏ, giáo sư văn học Lê Trí Viễn đã rút ra một nhận xét quý báu: “Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tế thông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không “làm thân” với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó” [38]. Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha, yêu quí văn thơ.

Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn, ttở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, tập dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm.. .tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học.

Bồi dưỡng hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê - yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.

Một ttong những việc làm quan ttọng nhất để tạo ra năng lực CTVH là cho HS tiếp xúc vói tác phẩm văn chương một cách có hiệu quả để kích thích được hứng thú thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ ở các em. cần để cho HS trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. GV tuyệt đối không được cảm thụ hộ, biến HS thành người minh hoạ cho mình. Thầy cô lúc này phải đóng vai một “bà mối hiện đại”, là người gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm được tốt. Hoạt động của GV chỉ có tác động hổ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh. Cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực, thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn.[33,134]

Để tổ chức tốt quá trình cảm thụ văn học, người GVTH cần hiểu rõ đặc trưng văn chương và đặc trưng tiếp nhận văn chương. Khi tiếp nhận văn chương, HS phải biết tiếp nhận khác so với lôgíc thông tục của đời thường. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ hay chính là năng lực tư duy nghệ thuật. Chẳng hạn, một số HS và cả một vài GVTH do chỉ biết tư duy “thật thà” theo lối đòi thường nên đã yêu cầu thay từ “vùng dậy” bằng “từ từ ngồi dậy” trong câu “Bé vùng dậy chui ra khỏi cái chăn ấm”. (Bài “Bé và chim chích bông”. Tiếng Việt 2, chương trình 2000) vì cho rằng câu văn của SGK không phù hợp với kiến thức vệ sinh: mùa đông vùng dậy ngay sẽ bị cảm lạnh. Trong khi đó, từ góc độ văn, chính từ “vùng dậy” là từ hay cần được dạy vì nó hướng đến đích của bài, nói lên được ý thức vượt khó, quyết tâm học bài của bé. Tương tự, khi đọc hai câu thơ:

Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế.

Có những GV và HS đã thắc mắc tại sót lòng lại cho ăn bưởi, như thế chỉ làm cho xót lòng thêm. Trong khi đó, lẽ ra càn phải hiểu rằng hai câu thơ đứng cạnh nhau cùng cộng hưởng để nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con càn.

Khi tiếp nhận văn chương, HS không chỉ phải hiểu nội dung sự việc là cái làm nên chức năng thông báo sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình, tức là thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản, cũng là cái làm nên sắc vẻ riêng của từng tác phẩm. Vì vậy, đích cuối cùng của dạy CTVH không chỉ là cho thấy bài văn đã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải cho thấy bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực. Không nắm được đặc trưng này, nhiều GVTH khi dạy một loạt bài như Cây Dừa, Cây xoài của ông em, Sầu riêng, Cây gạo, Rừng phương Nam ...chỉ cho HS được một bộ sưu tập tìm hiểu tự nhiên. Họ chỉ cho HS thấy những cây này, rừng này có gì khác cây kia, rừng nọ mà không cho thấy các tác giả đã chất chứa vào đó biết bao tình yêu và cảm xúc. Chẳng hạn với những câu “rừng cây im lặng quá”. (Rừng phương Nam - Đoàn Giỏi. Tiếng Việt 4, Tập 1), “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” (Cây gạo - Vũ Tú Nam. Tiếng Việt 4, Tập hai), GV thường nêu câu hỏi: “Rừng phương Nam như thế nào?” (Đáp án: Rừng phương Nam rất yên tĩnh), “Mùa xuân, cây gạo như thế nào?” (Đáp án: Mùa xuân, cây gạo có rất nhiều chim). Như thế thì đọc văn nào có khác gì đọc các văn bản khoa học. Như thế có nghĩa là bao nhiêu cách nói của văn chương lại bị đưa về cách nói thường, không văn chương, có nghĩa là GV chỉ đem đến cho HS bộ xương khô khốc, vô hồn, còn những da thịt tốt lành, đẹp đẽ, cái làm cho bài văn khác một bản tin, một bản báo cáo khoa học thì đã bị rũ bỏ sạch. Trong khi đó, biết

bao yêu thương và cảm xúc với rừng phương Nam đã được chất chứa trong một từ “im lặng” (chỉ người mới im lặng còn rừng thì yên tĩnh), biết bao yêu thương và cảm xúc với cây gạo được chất chứa trong một từ “gọi” (cây gạo như một con người biết gọi, biết mời mọc chim chóc đến bằng vẻ đẹp của mình). Vói những từ “im lặng” và “gọi” thật bình thường, hai nhà văn đã phả hồn cho rừng, cho cây, coi chúng như những con người gàn gủi và đáng yêu. Cũng chỉ với một phụ tò “quá”, Đoàn Giỏi cho biết ông không hờ hững mà xúc động trước sự im lặng của rừng và tập hợp từ “bao nhiêu là” như một tiếng reo trầm trồ, thán phục của Vũ Tú Nam trước những đàn chim đang về trên cây gạo. Không giúp HS khám phá ra những thái độ, tình cảm này sẽ không bồi dưỡng được năng lực CTVH ở các em.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 32)