CÔNG NGHỆ MẠNG RIÊNG ẢO TRÊN INTERNET IP-VPN
2.3.2.1 Intranet IP-VPN
Một tổ chức có thể dùng IP-VPN không chỉ để kết nối các site trực thuộc tổ chức mà còn để kết nối trong miền quản lí của mình như là các văn phòng từ xa hoặc là các văn phòng nhánh tại các vùng địa lí khác nhau tới mạng đầu não thông qua cơ sở hạ tâng chia sẻ. Những kết nối này có thể dùng một kênh dành riêng, như là mạng Frame Relay, ATM, hoặc kênh điểm tới điểm. Tuy nhiên khi sử dụng IP-VPN thì sẽ có những ưu điểm sau đây: Giảm bớt chi phí cho WAN, đặc biệt là khi sử dụng Internet; dể dàng mở rộng site mới, và vấn đề an toàn dữ liệu được đảm bảo hơn. Với khả năng này, Intranet IP-VPN lại được sử dụng để tạo lập môi trường giống như phân chia vật lí các nhóm người sử dụng vào các mạng con LAN khác nhau được kết nối bởi các cầu hay các Router.
Hình 2.5: Intranet IP-VPN 2.3.2.2 Extranet IP-VPN
Extranet IP-VPN được sử dụng khi một tập đoàn không chỉ muốn tương tác với các văn phòng ở xa của mình mà cả với các site trực thuộc khách hàng của họ, các nguồn cung cấp và các thực thể khác liên quan đến các giao dịch hay trao đổi thông tin. Các thực thể này thường được gọi là các mạng đối tác. Để hỗ trợ các thông tin này, các Tunnel IP-VPN có thể được thiết lập giữa các mạng riêng trực thuộc các thực thể riêng khác nhau. Các chức năng IP-VPN như điều khiển truy nhập, nhận thực và các dịch vụ an ninh có thể được sử dụng để từ chối hay cho phép truy nhập đến các tài nguyên cần thiết cho kinh doanh. Các nguy cơ an ninh đối với Extranet lớn hơn trong Intranet, vì thế IP- VPN và Extranet phải thực hiện được thiết kế cẩn thận với các chính sách điều
khiển truy nhập đa lớp và các sắp xếp an ninh duy nhất giữa các thành viên Extranet.
Hình 2.6: Extranet IP-VPN