Điều khiển truy nhập

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG RIÊNG ẢO VPN-VÀ ỨNG DỤNG HẠ TẦNG PUBLIC KEY TĂNG ĐỘ TIN CẬY TRONG KẾT NỐI VPN (Trang 35)

CÔNG NGHỆ MẠNG RIÊNG ẢO TRÊN INTERNET IP-VPN

2.2.1 Điều khiển truy nhập

Điều khiển truy nhập (AC: Access Control) trong kết nối mạng số liệu được định nghĩa là tập các chính sách và các kỹ thuật điều khiển truy nhập đến các tài nguyên nối mạng riêng cho các phía được trao quyền. Các cơ chế AC hoạt động độc lập với nhận thực và an ninh và cơ bản định nghĩa các tài nguyên nào khả dụng cho một người sử dụng cụ thể sau khi người này đã được nhận thực. Trong thế giới IP-VPN, các thực thể vật lí như các máy trạm ở xa, tường lửa và cổng IP-VPN trong các mạng thuộc hãng tham dự vào phiên thông tin thường chịu trách nhiệm (hay ít nhất chỉ trách nhiệm) cho quá trình tham dự đảm bảo trạng thái kết nối IP-VPN.

Thí dụ các quyết định bao gồm: 1. Khởi đầu 2. Cho phép 3. Tiếp tục 4. Từ chối 5. Kết thúc

Mục đích chính của IP-VPN là cho phép truy nhập có đảm bảo an ninh và có chọn lựa đến các tài nguyên nối mạng từ xa. Nếu chỉ có an ninh và nhận thực mà không có AC, IP-VPN chỉ bảo vệ tính toàn vẹn, tính bí mật của lưu lượng được truyền và ngăn cản các người sử dụng vô danh sử dụng mạng, nhưng

không quản lí truy nhập các tài nguyên nối mạng. AC thường phụ thuộc vào thông tin mà thực thể yêu cầu kết nối ở dạng nhận dạng hay chứng chỉ cũng như các quy tắc định nghĩa AC. Chẳng hạn một số IP-VPN có thể được điều hành bởi một server tập trung hay thiết bị điều khiển IP-VPN khác đặt tại trung tâm số liệu của nhà cung cấp dịch vụ, hay có thể cổng IP-VPN quản lí địa phương trong các mạng liên quan đến thông tin IP-VPN.

Tập các quy tắc và các quy luật quy định các quyền truy nhập đến các tài nguyên mạng được gọi là chính sách điều khiển truy nhập. Chính sách truy cập đảm bảo mục đích kinh doanh, chẳng hạn, chính sách “Cho phép truy nhập cho các thuê bao chưa vượt quá 60 giờ sử dụng” có thể thực hiện bằng cách sử dụng nhận thực dựa trên RADIUS (Remote Authentication Dial-in User Service: Dịch vụ nhận thực người dùng quay số từ xa) và sử dụng một bộ đếm thời gian mỗi khi người sử dụng truy nhập. Về mặt lí thuyết có thể sử dụng bản tin RADIUS DISCONNECT (tháo gỡ kết nối radius) để ngắt phiên của người sử dụng khi đã vượt quá 60 giờ, tuy nhiên đôi khi chính sách này chỉ được áp dụng tại thời gian đăng nhập, khi tin tưởng người sử dụng không thường xuyên ở trình trạng đăng nhập, hay bằng cách đặt ra một giới hạn phiên như bên trên của mức độ sử dụng khi vượt quá thời gian cho phép cực đại. Có thể thực hiện các chính sách tương tự bằng cách thay giới hạn thời gian bằng một giới hạn tính chỉ có thể liên quan đến tài khoản trả trước.

2.2.2 Nhận thực

Một trong các chức năng quan trọng nhất được IP-VPN hỗ trợ là nhận thực. Trong nối mạng riêng ảo, mọi thực thể liên quan đến thông tin phải có thể tự nhận dạng mình với các đối tác liên quan khác và ngược lại. Nhận thực là một quá trình cho phép các thực thể thông tin kiểm tra các nhận dạng như vậy. Một trong các phương pháp nhận thực phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay là PKI (Public Key Infrasrtucture: cơ sở hạn tầng khóa công cộng). Phương pháp này được gọi là nhận thực dựa trên chứng nhận, và các bên tham dự thông tin nhận thực lẫn nhau bằng cách trao đổi các chứng nhận của chúng. Các chứng nhận này được đảm bảo bởi quan hệ tin tưởng với một bộ phận thẩm quyền chứng nhận.

Quá trình nhận thực có thể liên quan đến việc cung cấp thông tin nhận thực dựa trên bí mật chia sẻ (Shared Secret) như: Mật khẩu hay cặp khẩu lệnh/ trả lời của CHAP cho người nhận thực, hay như NAS (Network Access Server) để nó tra cứu một file địa phương hay yêu cầu server RADIUS. Về mặt này, hoạt

động của VPN gồm hai kiểu nhận thực: nhận thực kiểu client - cổng và cổng - cổng. Trong trường hợp nhận thực kiểu client - cổng, chỉ khi nào người dùng truy nhập thành công với VPN cổng thì mới được phép vào IPSec Tunnel nối đến IPSec của mạng khách hàng. Trường hợp thứ hai, nó thường gặp khi kết nối site - site được thiết lập hay khi các mạng quay số ảo được sử dụng và nhận thực thiết lập Tunnel L2TP được yêu cầu giữa LAC (L2TP Access Concentrator) và LNS (L2TP Network Server).

2.2.3 An ninh

Theo định nghĩa thì VPN được xây dựng trên các phương tiện công cộng dùng chung không an toàn, vì thế tính toàn vẹn và mật mã hoá là yều cầu nhất thiết. Có thể đảm bảo an ninh cho VPN bằng cách triển khai một trong các phương pháp mật mã hoá đã có hay cơ chế mật mã hoá kết hợp với các hệ thống phân bố khóa an ninh. Tuy nhiên cần nhắc lại rằng an ninh không chỉ là mật mã hoá lưu lượng VPN. Nó cũng liên quan đến các thủ tục phức tạp của nhà khai thác và các hạng cung cấp nó. Và khi VPN dựa trên mạng, cần thiết lập quan hệ tin tưởng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hành VPN yêu cầu thỏa thuận và triển khai cơ chế an ninh tương ứng. Chẳng hạn, có thể truy nhập server AAA trong hãng bằng cách đảm bảo an ninh các bản tin RADIUS thông qua IPSec khi chúng truyền trên cơ sở hạ tầng mạng chung. Ngoài AAA server có thể trực thuộc một mạng không ở trong VPN để cách ly lưu lựong AAA với lưu lượng người sử dụng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG RIÊNG ẢO VPN-VÀ ỨNG DỤNG HẠ TẦNG PUBLIC KEY TĂNG ĐỘ TIN CẬY TRONG KẾT NỐI VPN (Trang 35)