1. Quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động FPI tại Việt Nam
- Quyết định Số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
- Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam
2. Các quy định cụ thể
Mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (điều 4 quyết định 36)
Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam.
Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (điều 5 quyết định 36)
Hình thức mua cổ phần:a) Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. b) Mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong Công ty cổ phần.
Hình thức góp vốn :a) Mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn. b) Góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần
vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh. c) Góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
Tỉ lệ chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ (điều 1, quyết định 238):
Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được nắm giữ:
a) Tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số 38/2003 – NĐ/CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán.
c) Không giới hạn tỷ lệ tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong tổng số trái phiếu phát hành của một công ty.
Tỉ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ (điều 2 quyết định 238)
Khi tham gia Công ty Chứng khoán liên doanh hoặc Công ty Quản lý quỹ liên doanh, các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được góp vốn với tỷ lệ tối đa là 49% vốn điều lệ.
2.3. Tín dụng tư nhân quốc tế (International Private Loans)2.3. 2.3.
1. Khái niệm
Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay.
2.3.
2. Đặc điểm
- Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Quan hệ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận vốn là quan hệ vay nợ
- Người tiếp nhận đầu tư chỉ có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.
- Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. Lãi suất cho vay có thể cố định hoặc không, có thể thay đổi tuỳ theo lãi suất cho vay trên thị trường tuỳ thuộc vào đàm phán giữa hai bên. Như vậy thu nhập của chủ đầu tư không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng tiếp nhận vốn đầu tư. Do độ rủi ro của hình thức đầu tư này thấp hơn nên thu nhập của nó cũng thường thấp hơn các hình thức đầu tư khác.
- Các khoản cho vay thường là bằng tiền, không kèm theo máy móc thiết bị, công nghệ, bí quyết hay chuyển giao công nghệ.
- Đơn vị cung cấp vốn tuy không tham gia quản lý điều hành hay kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, dự án sử dụng vốn, nếu đối tượng tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không có hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay thì chủ đầu tư có quyền đòi tiền trước.Chủ đầu tư có thể yêu cầu về bảo lãnh, hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro, đồng thời có quyền sử dụng những tài sản đã thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản..
-> Đối với đối tượng tiếp nhận đầu tư: Không phụ thuộc vào kinh tế của chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không can thiệp vào việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tính ổn định không cao do nhà đầu tư có thể đòi nợ sớm hoặc rút vốn khi đối tượng tiếp nhận đầu tư làm ăn thua lỗ.
-> Đối với chủ đầu tư: ưu điểm là vốn đầu tư ít, rủi ro ít, thu nhập không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được ưu tiên thanh toán nếu doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên nhược điểm là lợi nhuận không cao.
2.3.3. Các hình thức tín dụng tư nhân quốc tế
- Tín dụng thương mại quốc tế. Ví dụ: tín dụng xuất khẩu (trả trước đề người bán sản xuất hàng hoá), tín dụng nhập khẩu (bán hàng trả chậm), …
- Đầu tư trái phiếu nước ngoài. Đây cũng là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán nước ngoài. Vậy nên cách phân loại ở đây cũng chỉ có ý nghĩa tương đối