Các đề xuất, kiến nghị về kế toán tính giá thành tại chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí

Một phần của tài liệu 204 kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000800 tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera – xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010 (Trang 41 - 47)

CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MÁY CÁN MỊN 1000/800 TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán tính giá thành tại chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí

cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí

Về tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty nhỏ và thiếu chặt chẽ đã có sự ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, trước mắt công ty cần tổ chức lại bộ máy kế toán chặt chẽ hơn nữa. Đơn vị cần phân công rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi kế toán, mỗi người làm một phần hành riêng.

Đơn vị cần bổ sung thêm lượng nhân viên kế toán để tránh giảm thiểu áp lực trong công việc cho nhân viên kế toán. Do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất. Vì vậy, quan trọng hơn là đơn vị phải có bộ phận kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm riêng.

Trong đó trách nhiệm của mỗi nhân viên kế toán như sau:

• Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chung về công tác tài chính , kế toán toàn doanh nghiệp. Chỉ đạo các hoạt động thống kê trong toàn doanh nghiệp.

• Kế toán về tiền: phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và sự biến động của vốn bằng tiền. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền.

• Kế toán vật tư và hàng tồn kho: phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá gốc của vật tư, hàng hóa. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Kế toán công nợ và tiền lương: Tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động. Tính và phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương...

• Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:

- căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành cho phù hợp.

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí giá thành của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí , giá thành sản phẩm . cung cấp các thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định nhanh chóng, phù hợp với quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

• Kế toán tổng hợp, thanh toán: tổ chức và theo dõi thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Định kỳ lập báo cáo tình hình thanh toán nợ của xí nghiệp

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp cho bộ phận này, có thể là các đãi ngộ tài chính ( trợ cấp, phụ cấp ) hoặc đãi ngộ phi tài chính ( tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan, nghỉ mát ). Đơn vị cần quy định các chế độ thưởng,

phạt. Tạo dựng bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, chia sẻ giải tỏa các vướng mắc trong công việc cũng như các lĩnh vực khác.

Hệ thống chứng từ kế toán.

Để đảm bảo tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì hệ thống chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ và luân chuyển một cách kịp thời. Khi kết thúc giai đoạn sản xuất, sản phẩm hoàn thành phải có “ phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành ”. Đây là chứng từ gốc có ý nghĩa pháp lý quan trọng, nó chứng minh cho kết quả của quá trình sản xuất sản phẩm. Khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm bộ phận sản xuất cùng với bộ phận quản lý của công ty tiến hành nghiệm thu sản phẩm hoàn thành và ghi”Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành” . Mẫu “phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành” phụ lục 24

Hệ thống tài khoản kế toán.

Doanh nghiệp cần phải mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết cho chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng phân xưởng, tổ đội. Cụ thể:

Tài khoản để theo dõi chi phí phát sinh cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 hiện tại doanh nghiệp chỉ theo dõi trên tài khoản 621C, 622C, 627C. Vì vậy mở các tài khoản để theo dõi chi tiết chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong kỳ theo từng giai đoạn ( đội ) sản xuất sản phẩm. Cụ thể:

+ Tài khoản để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong GĐ 1 ( tổ gia công cơ khí ) cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 là: 621C1.

+ Tài khoản để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong GĐ 2 ( tổ hàn ) cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 là: 621C2

+ Tài khoản để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong GĐ 3 ( tổ sơn ) cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 là: 621C3

+ Tài khoản để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong GĐ 4 ( tổ lắp ráp, chạy thử ) cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 là: 621C4.

Làm tương tự cho các tài khoản tập hợp chi phí NCTT ( TK 622C ), chi phí SXC ( TK 627C ) và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (TK 154C ).

Hệ thống sổ kế toán.

Doanh nghiệp cần phải mở các sổ kế toán theo dõi, tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng giai đoạn sản xuất sản phẩm.

Trong giai đoạn 1.

Toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm được tập hợp trên tài khoản 621C1 ( phụ lục 25 ), 622C1, 627C1. Khi tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 thì toàn bộ các khoản chi phí này được kết chuyển sang tài khoản 154C1 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang máy cán giai đoạn 1.

Theo đó kế toán vào sổ nhật ký chứng từ số 7, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 154C1, 621C1, 622C1...

Theo cách này kế toán theo dõi cụ thể được các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của mỗi giai đoạn và xác định được giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Từ các số liệu thể hiện trên sổ sách kế toán cu thể cho từng giai đoạn sản xuất thì các nhà quản trị có thể đưa ra các giải pháp giúp hạ thấp giá thành bán thành phẩm ở một giai đoạn sản xuất nào đó.

Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Quy trình sản xuất của công ty khá phức tạp. Vì vậy, để hạch toán được giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng tin học vào công tác kế toán.

Nhận thấy khả năng tài chính của công ty có thể đầu tư một phần mềm đồng bộ cho công tác kế toán và đầu tư trọn gói đồng bộ phục vụ cho quản trị. Tuy nhiên phần mềm kế toán rất hay bị lỗi theo thời gian, khi mua công ty cần gắn việc xem xét kế hoạch và chiến lược trong tương lai gắn với thị trường và chính sách của nhà nước. Có hai cách đầu tư :

1. Mua phần mềm trọn gói, thông dụng bán trên thị trường.

2. Đặt hàng công ty lớn viết phần mềm kế toán theo yêu cầu của doanh nghiệp mình.

Trong hai giải pháp trên thiết nghĩ công ty nên mua phần mềm trọn gói, thông dụng bán trên thì trường vì những lý do sau: quy mô của công ty chưa phải quá lớn, các nghiệp vụ

phát sinh chủ yếu là các nghiệp vụ nhập, xuất NVL nên các phần mềm này có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty. Mặt khác, theo phương pháp này công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí so với việc đặt các công ty lớn viết phần mềm kế toán cho đơn vị mình.

MỤC LỤC

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...1 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài...2 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu...2

Một phần của tài liệu 204 kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000800 tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera – xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w