Những tồn tại của công tác kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại Chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ

Một phần của tài liệu 204 kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000800 tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera – xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010 (Trang 40 - 41)

CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MÁY CÁN MỊN 1000/800 TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ

3.1.2 Những tồn tại của công tác kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại Chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ

1000/800 tại Chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

• Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp còn khá nhỏ, bộ máy kế toán tổ chức chưa chặt chẽ.

• Công ty chỉ có 5 kế toán viên, một kế toán viên có thể phải làm nhiều phần hành kế toán khác nhau, mức độ công việc nhiều nên thường xuyên bị áp lực công việc.

• Tuy là doanh nghiệp sản xuất song đơn vị chưa có bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành riêng. Kế toán tổng hợp thanh toán kiêm luôn phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Từ đó, dẫn đến công tác ghi chép, tập hợp số liệu của kế toán khá nhiều. Sự thiếu hụt về nhân viên kế toán đã làm cho hiệu quả công tác kế toán không kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.

Hệ thống chứng từ chưa đầy đủ.

Bán sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng được chuyển sang phân xưởng sau tiếp tục sản xuât đều không có ”phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành” . Việc làm trên tạo cho công tác kế toán sản phẩm hoàn thành nhập kho thiếu sự chặt chẽ và không đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Cũng như vậy, sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối nhập kho, doanh nghiệp không có phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành.

Hệ thống tài khoản kế toán.

Doanh nghiệp chưa chi tiết hệ thống các tài khoản để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được chi tiết cho từng tổ, từng đội. Các tài khoản này mới chỉ chi tiết cho sản phẩm. Cụ thể chi phí NVLTT cho sản phẩm máy cán mịn 1000/800 được theo dõi trên tài khoản 621C. Việc làm này gây khó khăn cho việc ghi chép và theo dõi các khoản chi phí phát sinh cho từng tổ, đội sản xuất.

Hệ thống sổ kế toán:

Hầu hết các sổ kế toán của doanh nghiệp chỉ phản ánh chi phí phát sinh cho sản phẩm hoàn thành, không có sổ kế toán theo dõi chi phí phát sinh theo tổ, đội ( giai đoạn sản xuất sản phẩm ). Chính vì vậy giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn không được vào sổ kế toán. Sổ kế toán của doanh nghiệp chỉ phản ánh giá thành của thành phẩm hoàn thành. Việc làm này là không hợp lý và gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc tìm giải pháp để theo dõi, tiết kiệm chi phí cho từng giai đoạn sản xuất.

Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán giá thành.

Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán giá thành còn nhiều hạn chế. Quá trình xử lý và cung cấp thông tin của về kế toán giá thành sản phẩm chưa được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời. Hiện tại, công ty không sử dụng phần mềm kế toán mà thực hiện kế toán trên Excel. Trong tháng, đơn vị có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì vậy việc xử lý các số liệu trên Excel có ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành công việc nói chung cũng như tiến độ tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Một phần của tài liệu 204 kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000800 tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera – xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w