Ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng đến kích thước nguyên liệ u

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự thay đổi tính chất hóa lý của cá tra trong quá trình chế biến lạnh (Trang 27 - 29)

Cá tra được phân chia thành 4 nhóm có khối lượng khác nhau, từ nhóm nhỏ nhất có khối lượng 400 ÷550 gam đến nhóm có khối lượng lớn hơn 1000 gam.

Tiến hành đo kích thước cá theo sự thay đổi khối lượng. Từ các thông số đã đo đạc được, tỷ lệ giữa chiều dài/chiều rộng; chiều dài/chiều dày và chiều rộng/chiều dày; chiều dài thân/chiều rộng cũng được tính toán. Số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê theo chương trình Statgraphic 4.0. Kết quảđược trình bày ở bảng 3; đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa khối lượng và kích thước nguyên liệu cá được biểu diễn ở hình 8 và hình 9.

Bng 3 : S thay đổi kích thước cá tra theo khi lượng

Nhóm Dài Rng Dày Dài/Rng Dài/Dày Rng/Dày Dài(thân)/Rng

400-550g 550-750g 750-1000g > 1000g 321,0a 356,7 b 366,3 bc 376,3 c 73,7a 86,3 b 91,7 c 99,3 d 35,0a 36,7a 42,0 b 45,7 c 4,4a 4,1ab 4,0 bc 3,8 c 9,2 bc 9,7 c 8,7ab 8,2a 2,1a 2,4 b 2,2a 2,2a 2,4a 2,5a 2,2 b 2,2 b

Hình 7: Đồ th biu din s thay đổi kích thước cá theo khi lượng

Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, các kích thước cơ bản của cá tăng dần theo sự gia tăng khối lượng. Sự gia tăng này là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với chiều dài, chiều rộng và chiều dày của cá.

Nhóm cá có khối lượng 400 ÷ 550g đạt chiều dài nhỏ nhất (321mm) và khác biệt có ý nghĩa đối với các nhóm còn lại. Trong khi đó, không có sự khác biệt về chiều dài của các nhóm cá từ 550 gam đến trên 1000 gam. Một kết quả tương tự cũng thu được đối với chiều dày. Nhóm nguyên liệu có kích thước nhỏ hơn 750 gam có chiều dày nhỏ và khác biệt có ý nghĩa so với các nhóm còn lại.

Hầu như không có sự khác biệt ý nghĩa về kích thước của cá từ 750 gam trở lên. Điều này có thể là do cá ở giai đoạn này đang ởđộ tuổi thuần thục, ổn định kích thước. Kết quả này cũng được thể hiện qua giá trịổn định của tỷ lệ dài và rộng, dài và dày, thân và rộng và rộng và dày (bảng 3, hình 8).

Đối với cá tra có khối lượng lớn hơn 1000 gam, các thông số về kích thước có giá trị lớn nhất và đặc biệt, chiều dày và chiều rộng của cá thuộc nhóm này là khác biệt có ý nghĩa đối với tất cả các nhóm còn lại. Điều này có thể là do cá thuộc nhóm này có khả năng hoạt động tốt hơn nên điều kiện hấp thu thức ăn tốt và tăng kích thước vượt trội hơn.

Trong khi đó tỷ lệ giữa chiều dài/chiều dày tăng dần từ nhóm cá có khối lượng 400 gam đến 750 gam nhưng tỉ lệ này lại giảm từ 750 gam trở lên. Điều này chứng tỏ trong quá trình tăng trưởng của cá tra, sự phát triển chiều dài ở cá nhỏ chiếm ưu thế hơn so với sự phát triển chiều dày, còn ở cá lớn thì sự phát triển về chiều dày chiếm ưu thế hơn chiều dài. Chiều dài cá tra bằng khoảng 9,5 lần chiều dày đối với cá nhỏ, tỉ lệ này giảm dần khi khối lượng cá tăng và bằng khoảng 8,5 lần đối với cá lớn. Còn tỉ lệ rộng/dày thì nhóm cá có khối lượng 400 ÷ 550 gam và 550 ÷ 750 gam tăng nhanh về chiều rộng hơn chiều dày còn nhóm cá trên 750 gam tăng nhanh về chiều dày và ổn định. Chiều dài thân cá bằng khoảng 2,5 lần chiều rộng, nhóm cá có khối lượng trên 750 gam tỉ lệ này là khoảng 2,2 . Nhóm cá lớn hơn 750 gam có tỉ lệ chiều rộng/chiều dày cũng khoảng 2,2. Điều này có thể giải thích là do không có sự khác biệt đáng kể về chiều rộng giữa các khối lượng cá khác nhau. Như vậy, xét về chỉ tiêu kích thước, kết quả cho thấy, cá tra có khối lượng lớn hơn 750 gam đã phát triển thuần thục và có kích thước ổn định.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và sự thay đổi tính chất hóa lý của cá tra trong quá trình chế biến lạnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)