Trong tia lửa điện quá trình chuyển vật chất mẫu từ điện cực vào plasma là gián đoạn theo từng chu kỳ phóng điện giữa hai điện cực.

Một phần của tài liệu phương pháp phân tích phổ nguyên tử (Trang 29)

gián đoạn theo từng chu kỳ phóng điện giữa hai điện cực.

2.2.3.2 Nhiệt độ của plasma tia lửa điện

Yếu tố quyết định nhiệt độ plasma của tia lửa điện không phải là cường độ dòng điện như trong hồ quang mà là mật độ dòng lúc xảy ra sự phóng tia điện giữa hai điện cực. Nhưng mật độ dòng điện lại thay đổi theo sự phóng điện. Nó đạt được giá trị lớn nhất tại lúc bắt đầu có tia điện xảy ra giữa hai điện cực và sau đó lại giảm và là nhỏ nhất tại thời điểm nghỉ đánh điện. Quá trình tiếp diễn một cách tuần hoàn theo những thông số của máy phát tia lửa điện đã được chọn. Nói chung, trong một giới hạn nhất định, nhiệt độ plasma của tia lửa điện phụ thuộc vào mật độ dòng điện (hình 2.8), nghĩa là đến một giá trị mật độ dòng j0 nào đó thì nhiệt độ của tia điện không tăng theo mật độ của mật độ dòng điện nữa. Song mật độ dòng điện lại phụ thuộc vào ba thông số chính của máy phát gia lửa điện Vf, C, L (thế, điện dung, độ tự cảm). Cho nên nhiệt độ của tia lửa điện cũng phụ thuộc vào các thông số đó. Nói chung nó tỉ lệ thuận với Vf và C và tỉ lệ nghịch với độ tự cảm L. Trong ba thông số đó thì Vf là yếu tố quan trong nhất và Vf lại phụ thuộc vào:

- Khoảng cách giữa hai điện cực.

- Trạng thái bề mặt của điện cực chính và phụ. - Các thông số của mạch điện như V, C, L, I, S.

Vì vậy, muốn đảm bảo cho quá trình phóng điện ổn định, thì phải giữ các điều kiện làm việc thật ổn định. Nhưng cũng không nên chọn các thông số để mật độ dòng đạt giá trị giới hạn j0 vì ở mật độ dòng điện này sự phóng điện kém bền vững và không ổn định, tức là làm cho nhiệt độ của tia điện dao động nhiều. Một cách gần đúng, trong plasma tia lửa điện ta có tần số phóng điện: LC f 1/ 2 1 π = Cường độ dòng điện: I=Vi C/L Và mật độ dòng: S L C V hay a S I j= = f /

2.2.3.3 Sự kích thích phổ trong plasma cửa tia lửa điện

Trong plasma của tia lửa điện sự kích thích phổ phát xạ xảy ra cũng tương tự như trong hồ quang điện. Nhưng với mẫu bột thì sự hóa hơi diễn ra rất kém và không ổn định. Nhưng do nhiệt độ của plasma cao nên sự hình thành các hợp chất bền nhiệt, ít gặp hơn trong hồ quang. Mặt khác, tia lửa điện dùng chủ yếu để phân tích mẫu thép, hợp kim (mẫu rắn) và mẫu dung dịch. Nên các quá trình xảy ra chủ yếu chỉ trên bề mặt điện cực mang. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu phương pháp phân tích phổ nguyên tử (Trang 29)